HUẾ TẢN VĂN - ÁO BAY KHÉP MỞ NHIỀU TÂM SỰ - Trang 9

về vị nữ thần với cuộc tình bi thảm, cuộc tình giữa hai anh em ruột không
còn nhận biết nhau sau những tháng ngày lưu lạc. Và 3 năm một lần, lễ hội
cầu ngư từ mồng Mười đến Mười hai tháng Giêng lại diễn ra với nhiều lễ
nghi tế tự, đua thuyền sĩ - nông - công - thương, diễn trò bủa lưới bắt cá,
cầu mưa thuận gió hòa, thuyền đầy tôm cá của ngư dân vùng ven biển.

Cũng những ngày xuân, mồng Mười tháng Giêng, ngay ở bến nước

ngã ba sông Hương, sông Bồ, vào ngày chánh tế ngài khai canh, lễ hội vật
võ truyền thống làng Sình lại diễn ra hấp dẫn, dựng lại một hình thức thi
đấu vật võ để tuyển binh của vùng đất đế kinh một thời.

Và ngay tại Cồn Hến, vùng đất "tả phù" bên trái kinh thành, nơi sản

sinh món cơm hến độc đáo của xứ Huế, hàng năm vào ngày 26 tháng 6 âm
lịch lại diễn ra lễ hội rước hến của làng Cồn Soi, phường Giang Hến nhắc
lại sự kiện làng thắng kiện, được vua cho phép đi đãi hến khắp các vùng
sông nước. Lễ hội rước hến với những chiếc thuyền trang trí long trọng,
thiết kế án thờ, chiêng trống, phường nhạc bát âm tỏa về hai hướng - đầu
nguồn cuối nguồn để tế thần sông và trở về nhà thờ, rước thần khai canh về
đình hiệp tế. Lễ tế gắn liền với hình thức diễn trò múa chèo trên cạn, có
tiếng trống, tiếng nhạc rộn ràng cùng hòa nhịp.

Cả một vùng sông nước, từ thượng nguồn đến tận cửa biển, những lễ

hội truyền thống luôn gắn liền với dòng sông. Và dọc bờ sông, những lễ hội

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.