HUẾ TẢN VĂN - ÁO BAY KHÉP MỞ NHIỀU TÂM SỰ - Trang 95

Cách nói bóng nói gió: Họ thường thích đàm tiếu dị nghị chuyện nhà

người ta, xu hướng dạy đời. Ví dụ: "Chị nớ đang trung hưng ‘tức’ chị ấy
đang dấy lên" trong trường hợp không chồng mà cái bụng của chị tự nhiên
lớn phình lên... Có lúc họ nói bóng nói gió để dạy dỗ con cháu trong nhà.
Ví dụ: "Cô dâu đơm chén cơm quá đầy thì bị ông gia "nhận xét" là "Núi
Ngự Bình bữa ni cao hơn mọi ngày" hoặc cô dâu dọn mâm cơm ra mà
không có chén nước mắm để ăn cho mặn miệng thì bị bà gia "nói khéo" là
"tháng ni người Nam Ổ quên gánh nước mắm ra Huế bán" vì chỉ có lý do
bất khả kháng ấy thôi mới không có chén nước mắm dọn ra trên mâm.
Cách nói bóng nói gió, nói xa nói gần đó cũng là một tật cố hữu của dân
Huế.

Cách nói lắt léo: không những nói lái để châm chọc hoặc phê bình

người khác mà thôi, người Huế còn hay "nói lắt léo", "nói cù lần", "nói
ngụy biện" để chữa thẹn, để đánh lạc hướng câu chuyện đang nói không
mấy lợi cho họ. Đã say mèm "say tít cung thang" mà cũng còn chối là
không say "Tau mô có say, say tình say nghĩa thì có" rồi nói lái qua tình
nghĩa ở đời. Cũng vậy, phủ nhận sự can dự của mình vào câu chuyện đó thì
nói liều là "Can chi tau, can vải thì có", rồi nói qua chuyện can vải tức
chuyện nói vải để may áo. Đó cũng là một bản sắc con người Huế. Ngụy
biện biết đâu cũng đã là một khía cạnh dễ thương của các cụ đồ xưa lúc
đuối lý hay ngay cả lúc đang say lướt khướt. Cũng là một cách để giữ phẩm
giá, giữ bề ngoài của mình với quan niệm quan trọng hóa mình, luôn luôn
nghĩ mình là "phương diện quốc gia".

Cách nói tiếng lóng: Dân Huế cũng có những tiếng lóng thông dụng

riêng, cũng biết dùng tiếng lóng trong câu chuyện hàng ngày như mọi nơi
khác. Tiếng long của họ được dùng với mục đích chế giễu vui cười với
nhau mà thôi, không mấy ác ý. Chẳng hạn: "Cá lôi họng" tức thứ cá rẻ tiền
ăn dễ bị mắc xương phải lôi họng ra lấy.

Cách nói lạc nghĩa và trệch chữ: Người dân Huế, phần lớn là ở thôn

quê, hay có tật nói trật nghĩa, trệch chữ. Ví dụ: họ nói "Anh nớ tánh tình
thâm trầm hiểm độc" có nghĩa là họ muốn nói "anh ấy ít nói". "Trung gian"
là "ở giữa" thì họ đôi khi lại dùng như "bên trong" (Trung gian chuyện ni,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.