HUẾ TẢN VĂN - ÁO BAY KHÉP MỞ NHIỀU TÂM SỰ - Trang 94

"Năm hạn tháng xung", "Bói ra ma quét nhà ra rác", "Đèn nhà ai nấy sáng",
"Đa ngôn đa quá" hoặc "Tích cốc phòng cơ"... Đó là đặc tính nói theo lối
Huế, một khía cạnh đặc biệt của tiếng Huế, một đặc thù của ngôn từ xứ
Huế mà một vài nhà biên khảo về tiếng Huế đã nhận xét thấy và đã nêu lên
như Mặc Khách ("Phiếm luận về tiếng Huế ngày xưa", Tạp chí Sông
Hương số 1, Huế, 1983) hoặc Tiểu Kiều ("Tiếng Huế trong lối nói văn
hoa", Tạp chí Nhớ Huế, NXB Trẻ, Tp. HCM, 2003).

Cách nói chữ: Họ thích dùng những câu chữ Hán thông thường trong

lời ăn tiếng nói hàng ngày của họ. Ví dụ: "Bẩn cư tại thị vô nhân vấn, Phú
tại sơn lâm hữu khách tầm" hoặc "Hàm huyết phún nhơn tiên ô kỷ khẩu".
Những câu chữ Hán đó đã được ghép ngay vào trong câu chuyện đang nói
một cách tự nhiên, song suốt. Có thể đây là tàn dư ảnh hưởng "Vang bóng
một thời" của các cụ Đồ bốn phương, "chữ nghĩa đầy mình" quy tụ về Huế
để ứng thí tại các trường thi của triều đình ngày xưa.

Cách nói điển tích: Họ cũng dùng điển tích trong câu chuyện hàng

ngày của họ, phần lớn là điển tích lấy từ lịch sử Tàu, ví dụ: "Phản Trụ đầu
Châu" hoặc điển tích trong nước ví dụ như "Vắng như chùa Bà Đanh"...
hoặc lấy từ các tích tuồng hát bội như "Kéo cả bầy họ Tạ" trong tuồng Sơn
Hậu chẳng hạn. Các điển tích nêu ra có công dụng nói lên được nhiều sự
kiện, nhiều ý nghĩ, khỏi phải dài dòng. Có thể đó cũng là tàn tích xưa của
nghệ thuật hát bội lúc còn thịnh trị, một nghệ thuật mà ảnh hưởng đã lan ra
và thẩm thấu trong dân chúng ở Thừa Thiê Huế. Vì thế, dân Huế đã thường
có một nhận định về "trung, nịnh" rất rõ ràng, minh bạch.

Cách nói lái: Thường là mục đích châm chọc, hoặc châm biếm hoặc để

phê bình người khác, một tật cố hữu của người Huế. Ví dụ: tên O nó là
Bách Diệp tức là "trăm lá", trăm lá là tra lắm "tức già lắm" để chê cô gái đã
già. Ông chú mà bất xứng thì kêu là "Chú trong họ" tức "chó trong hụ"
hoặc ông anh không ra ông anh là "Anh chi mà anh, anh quẻ" tức là ẻ
quanh (ẻ là tiếng lóng của đại tiện) thứ ông anh chưa đủ lớn. Cách thức nói
lái của họ, nhiều khi đậm màu "thô tục" để vui cười, ví dụ: "Mụ Đắc", "Tôn
Lò", "Cụ Đệ bất kể số chi"...

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.