HUẾ TẢN VĂN - ÁO BAY KHÉP MỞ NHIỀU TÂM SỰ - Trang 93

Ngôn Từ Xứ Huế

Bùi Minh Đức

S

au hơn 10 năm nghiên cứu miệt mài tiếng Huế, chúng tôi đã hoàn

thành được quyển "Từ Điển Tiếng Huế" in tại California Hoa Kỳ năm
2001. Trong lần in thứ hai năm 2004 tại Thành Phố Hồ Chí Minh, quyển
Từ Điển này đã lên tới 1000 trang. Trong thời gian sưu tập Ngôn Từ Xứ
Huế, chúng tôi đã đi qua nhiều đoạn đường khá chông gai, gặp phải nhiều
khó khăn cũng như đã có nhiều trăn trở. Và sau đây là tóm lược một số nội
dung về... Ngôn từ của người Huế có nhiều loại và được dùng với nhiều
cách:

Trước tiên, họ rất thường dùng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của

họ, các "phương ngữ" của Thừa Thiên Huế tức những tiếng địa phương của
riêng Huế, những tiếng chỉ dùng ở Huế mà ít nơi nào khác trên đất nước
dùng đến. Ví dụ: "mô, tê, răng, rứa" hoặc "côi" là trên, "chộ" là thấy, "trốt"
là đầu... Ngoài ra, ở một vài vùng Thừa Thiên Huế, người dân ở đây đã
dùng những thổ ngữ của họ, đặc biệt và hiếm hoi hơn. Ví dụ: "khóot" ở
làng Liễu Cốc hoặc "độột độột" của làng Phước Tích chẳng hạn.

Ngoài ra, người dân Huế cũng dùng các từ, các chữ chung của toàn

dân nhưng có một số lớn những chữ, những câu đã được dân Huế dùng rất
thường trong đời sống hàng ngày của họ, với "tần số sử dụng" rất cao so
với các vùng khác của đất nước. Họ đã dùng với nhiều cách:

Cách nói văn hoa: Họ dùng nhiều tục ngữ, ca dao và nhiều thành ngữ

trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của họ. Họ nói một cách tự nhiên, song
suốt, không có vẻ gì là sáo ngữ, làm cho cân văn tự nhiên thành trơn tru,
bóng bảy hay ho. Không một nơi nào trong nước đã dùng các chữ văn hoa
trong câu chuyện hàng ngày như vậy. Người Huế dùng lối nói văn hoa này
chủ ý để nhấn mạnh ý mình muốn nói và vì thế câu nói đã trở nên súc tích
hơn, phù hợp với tật cố hữu "nói ít hiểu nhiều" của dân Huế hơn. Ví dụ:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.