HUN SEN - NHÂN VẬT XUẤT CHÚNG CỦA CAMPUCHIA - Trang 31

lòng về lòng mộ đạo của anh. Thời gian ấy khoảng vào thế kỷ thứ I, hoàng
tử này nằm mơ thấy vị thần nhờ anh căng buồm cho một chiếc thuyền buôn
lớn và cho anh ta một cái cung thần. Vào lúc rạng đông, hoàng tử đi tới một
ngôi chùa và thấy cái cung mà cậu đã thấy trong giấc mơ. Rồi sau đó hoàng
tử lên tàu chuẩn bị cuộc hải trình đi xa. Vị thần đã làm đổi hướng gió để
hoàng tử trôi dạt tới vùng Funan.
Lieu-Ye ( Diệp Liễu) , nữ chúa xứ Funan, đã đến cướp phá thuyền của
chàng thủy thủ viễn du trên biển này. Kaundinya dã dùng cung thần bắn
một mũi tên đâm thủng thuyền của nữ chúa này và buộc cô ta phải đầu
hàng. Giống như tập tục của thần dân đơn sơ mộc mạc của nữ chúa, nữ
chúa của họ cũng hoàn toàn khỏa thân. Diệp Liễu thậm chí còn chằng che
được mình với một chiếc lá sung. Thương hại vì tình cảnh còn hoang dại
như vậy, ngay lập tức Kaundinya đã trao cho tù nhân của mình một cuộn
vải để quấn che thân. Bởi nét quyến rũ của nàng với hoàng tử mà sau này
họ đã kết hôn với nhau. Lịch sử triều đại nhà Lương cũng lưu truyền một
câu chuyện tương tự về Kaundinya. Các chức sắc đạo Hindu hoặc các thầy
tế cũng chú ý nhắc đến thị tộc Kaundihya, được ghi chép trong bản chữ
khắc ở vùng Mysore miền Nam Ấn Độ thuộc thế kỷ thứ II.
Theo các tài liệu lưu trữ của Trung Quốc, xem ra sự giàu có và vẻ tráng lệ
của xứ Funan đã kéo dài tới thế kỷ thứ VI. Tham vọng về lãnh thổ của lân
bang Chenla và các xứ sở của các hoàng đế khác tranh giành quyền lực cai
trị vùng đất này đã làm thay đổi vận mệnh của xứ Funan. Các cuộc xung
đột trong dân chúng và Chenla đã trở thành cớ sự để các triều đại khác
dùng quyền lực gây ảnh hưởng vào thế kỷ thứ VII tới VIII, dù các mối
quan hệ ngoại giao nhất quán và ổn định được duy trì với Trung Hoa vẫn
được quan tâm, nhưng của cải vẫn phải đưa sang cống nạp cho triều đình
Trung Hoa. Ví dụ, theo Cho-ye-pa-mo, một người Trung Quốc ghi chép sử
biên niên có kể đến bằng chứng cho là người kế vị Kaundinya, có thể là
Jayavarman I, đã sai các nhà buôn sang Quảng Châu để đẩy mạnh việc giao
thương buôn bán vào năm 420 tới 478 thời nhà Tống.
Có rất nhiều giả thuyết liên quan đến nguồn gốc tổ tiên của dân tộc Khơme.
Hiện còn một vài bản chữ khắc nói về Funan. Khác với các tài liệu còn lưu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.