trọng bày tỏ sự ngưỡng mộ triều đại Jayavarman II , người khởi lập đế chế
Angkor “ Đúng là sau này nhìn lại về thời kỳ khởi đầu của chế độ Khơme
cho thấy có sự liên minh, tuy nhiên, chế độ này từ từ đã có sự tách rời giữa
các lãnh địa vua chúa của ‘Chenlala’ tranh giành lẫn nhau để củng cố và đế
chế này đã xuất hiện trong suốt thế kỷ IX tới thế kỷ X “.
Trong suốt triều đại Jayavarman II, devaraja ( vua chúa ) rất được tôn sùng
và có ảnh hưởng mạnh như hình thức của tín ngưỡng với nghi lễ rất quan
liêu và việc thờ linh vật – biểu tượng lingas ( tượng dương vật của thần
Shiva), một khi đã được các thấy tế đạo Hindu dựng lên và hiến dâng trong
các ngôi đền, các vị này cử hành các lễ nghi của đạo Hindu và tụng các câu
thần chú bằng tiếng Phạn, thì người ta tin là để duy trì quyền lực của nhà
vua vốn được coi như một vị thần ở trần gian. Quyền lực của Jayavarman II
ban cho các gia đình của các thầy tế trong hoàng gia đã trở thành một đặc
điểm của triều đình bền vững lâu dài mà các vua nối nghiệp phải cố gắng
giữ được.
Các ngôi đền cao chót vót được xây dựng theo dạng quả núi có vai trò như
nơi sùng bái vua chúa, mà tính cách linh thiêng của nhà vua được cất giữ
vào ngôi đền bằng lingas ( một linh vật để thờ ). Đến khi nhà vua qua đời,
ngôi đền trở thành lăng mộ của vị vua ấy, chứ không giống như các vua
Pharaon thời Ai cập cổ. Biểu tượng linga, sự hợp nhất cả thế quyền lẫn thần
quyền đã trở thành nét đặc trưng của người trị vì, và là biểu tượng cho tính
thần thánh của vương quyền.
Sự say mê của người Khơme đối với công trình xây dựng các đền chùa
trong huyền thoại bị cuốn theo một phần bởi động cơ sâu xa hơn vẫn còn
tồn tại do lòng tôn sùng nhiều vị thần của họ. Trong đời sống hàng ngày
của họ có các yếu tố tự nhiên phải được tiết chế - nhằm tìm được sự chúc
lành cho các vụ thu hoạch và có nước. Vì vậy, dân chúng Khơme cho rằng
phải làm nguôi cơn giận của các vị thần. Về cơ bản, trong xã hội Khơme,
khả năng sinh sản là một nhân tố quan trọng.
Về sau này, khi học giả người Pháp, George Coedes nhấn mạnh sự sùng bái
vua chúa ở thế kỷ XII đã đạt tới mức hoàn hảo khi Hoàng đế Khơme
Suryavarman II, một tín đồ trung thành của thần Vishnu, đã xây dựng một