sư phạt tôi nếu mang thức ăn về trễ. Nhưng nếu tôi đem thức ăn về trước 12
giờ trưa thì họ sẽ ăn và nói vui vẻ, còn tôi thì đói cồn cào ».
Để giữ cho các sư vui vẻ thoải mái cậu phải cố mang thức ăn về càng gần
12 giờ trưa càng tốt vì thế họ có thể ăn đúng giờ. Sau khi họ ăn no thì các
cậu mới được cho đồ ăn dư. Sau đó các cậu rửa chén và đến giờ quay lại
trường.
Vào buổi chiều các cậu lấy nước từ phố Kampuchea Krom về chùa. Họ
thấy rất khó nhọc mới nâng được các vại nước lên. Vào lúc họ làm xong
công việc thì đã sắp 7 giờ tối. Sau đó, họ phải tụng kinh Phật. Nghi thức
này mỗi ngày phải thực hiện hai lần, vào buổi sáng khi nấu cháo và buổi tối
trước khi nghỉ.
Các cậu bé ở chùa không được nghỉ xả hơi vào các ngày Chủ nhật. Các sư
ăn mỗi ngày và các cậu phải đi khất thực một tuần bảy ngày. Vào các ngày
Chủ nhật họ phải đi khất thực sớm. Hun Sen học chơi cờ khi dừng chân ở
tiệm hớt tóc vào lượt mình đi khất thực. Người thợ hớt tóc cúng thức ăn
cho các sư, để bàn cờ cho những người khách chờ hớt tóc chơi. Hun Sen
cũng chờ tới lượt chơi với họ.
Ông kể « Tôi học chơi cờ bằng cách học lỏm người khác chơi ».
Trở về chùa với thứ bậc đơn giản thì các cậu là các chú tiểu. Họ không
được cung cấp phòng. Thực ra, theo truyền thống Khơme, ở chùa không có
phòng.
Hun Sen nhớ lại « Tôi ngủ theo kiểu di động. Chỗ nào trống thì tôi ngả
lưng. Khi trời lạnh tôi ngủ ở dười gầm giường của sư cho ấm. Khi có muỗi
chúng tôi xin các sư thả rèm mùng xuống dưới gầm giường để chúng tôi
không bị muỗi chích ».
Các chú tiểu nghĩ đến các đêm gió mùa mà sợ khi trời mưa tầm tã kéo dài.
Ông kể « Chúng tôi phải tìm nơi khô ráo , nơi không bị dột để ngủ. Lúc ấy,
chúng tôi còn trẻ ngủ đâu cũng được ».
Đối với Hun Sen cuộc sống ở chùa là liệu pháp để chữa trị cú sốc tâm lý vì
ông bà của ông vốn là người giàu có. Họ có khoảng 15 mẫu đất và tài sản ở
Kompong Cham. Mặc dù ông bà ngoại của ông không còn của cải nữa,
nhưng họ có chỗ đứng tốt trong xã hội ở địa phương. Bà ngoại của ông nắm