ăn uống vui đùa. Quân Mán thấy vậy lấy làm hả dạ, mới cùng dủ nhau ra
hàng. Từ đó vua yêu mến trọng dụng, có việc gì to thường hỏi đến.
Trong khi vua đi thuyền xuống bến Bình-than lại gặp thuyền Nhân-huệ
vương Trần-khánh-Dư. Khánh-Dư khi trước vì cớ tư thông với Thiên-thụy
công-chúa, phải tội cách hết chức tước, tịch ký cả gia-sản, đuổi ra ở huyện
Chí-linh. Khánh-Dư ra đó nghèo lắm, làm nghề bán than kiếm ăn. Khi nay
gặp thuyền của vua, Khánh-Dư đang lúc trở than đi bán, đầu đội nón mê
rách rưới, mình mặc áo ngắn lôi thôi. Khánh-Dư nghĩ mình bệ-rạc, tránh
thuyền vào ven bờ, vua nhác trông thấy cho đòi đến. Khánh-Dư cứ ăn mặc
như thế đi lại. Vua động lòng thương nói rằng:
- Không ngờ tài giai, mà khốn khổ như thế, nay trẫm tha tội và phục
chức cho.
Khánh-Dư lạy tạ ơn vua. Vua liền ban cho cái áo-ngự, rồi cho theo ngồi
hàng dưới các vương hầu.
Các vương hầu văn võ dần dần đến hội cả đấy, vua phán rằng:
- Nguyên chúa cất 50 vạn đại quân, muốn mượn đường nước ta sang
đánh nước Chiêm-thành, chưa biết hư thực thế nào, các ngươi nghĩ làm
sao?
Khâm-thiên đại-vương là Trần-nhật-Hiệu tâu rằng:
- Nguyên triều nước nhớn, binh cường, đánh đâu phá đấy, nay mượn
đường sang đánh Chiêm, nếu ta không cho mượn thì tất sinh sự khích bác,
quân ta cự sao nổi, chi bằng ta cho mượn đường là hơn.
Thượng-tướng Trần-quang-Khải tâu rằng:
- Nguyên chúa chỉ vì một nỗi bệ-hạ không vào chầu, muốn gây truyện
sinh sự, mới mượn đường sang đánh Chiêm-thành. Nếu ta cho mượn thì có