HƯỚNG DẪN TOÀN TẬP YOGA - Trang 4

EBOOK HƯỚNG DẪN YOGA TOÀN TẬP – ĐẶNG KIM BA

3

CHƯƠNG 2. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA YOGA

1. Lịch sử ra đời của Yoga

Yoga đã được thế giới biết đến từ rất lâu. Cách đây khoảng 6000 – 7000 năm, nền văn

hóa của đất nước Ấn Độ đã cống hiến cho nhân loại hệ thống kiến thức về môn Yoga và bổ sung
thêm các kiến thứ Y học tự thiền (saddhana). Từ đó, môn Yoga trải qua hàng ngàn năm, ngày
càng được bổ sung và phát triển rất phong phú, ngày càng có xu hướng tác ra khỏi sự ràng buộc,
chi phối của bất cứ đạo giáo nào, chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu hướng thiện của con người. Rõ
ràng, Yoga không gây bất cứ trở ngại nào mà chỉ chú ý phát triển bình diện cá nhân về mặt cơ
thể thể chất và cơ thể tinh thần, trí tuệ của con người.

Từ thế ký XV, qua khảo cổ học trên những trang sách bằng đá, bằng vỏ cây các nhà khoa

học đã xác định được niên đại và những nội dung của Yoga. Nhờ đó, qua nhiều ngàn năm, mặc
dù lịch sử xã hội có nhiều biến chuyển to lớn, nhưng môn Yoga không bị mai một đi mà ngược
lại tràn đầy sức sống và ngày càng phát triển rộng rãi không chỉ ở Ấn Độ mà còn lan rộng trên
toàn thế giới. Ngày 21/06/2015 đã được Liên Hợp Quốc lấy làm ngày Yoga Quốc tế. Liên đoàn
Yoga Quốc tế và một số châu lục đã và đang được thành lập, trong đó có Việt Nam.

Từ khi Yoga được truyền bá sang Châu Âu – thế kỷ XIX, Yoga được nghiêm cứu bằng

phương pháp khoa học thực nghiệm cùng với phương pháp thử và sai trước kia. Những kết quả
nghiêm cứu về hiệu quả và kỹ thuật thực hành Yoga ngày càng chứng minh những giá trị của nó
tới người thực hành cả về cơ thể thể chất và cơ thể tinh thần. Nhờ sự phát triển của Y học, của
Khoa học Thể thao…và sự phát triển của khoa học công nghệ mà Yoga càng khẳng định được
tính khoa học toàn diện của mình.

Yoga không còn là môn bị cho là huyền bí, là khoảng riêng… mà Yoga là môn luyện tập

dành cho mọi người thuộc mọi tôn giáo. Yoga là một kho tàng kiến thức quý báu, một hệ thống
bài tập thể dục dưỡng sinh dựa trên phương pháp luyện tập có hệ thống, có khoa học, có hiệu
quả thực tiễn. Yoga giúp con người đi tìm chân lý, nhưng tìm được chân lý hay không phụ thuộc
vào sự cố gắng của mỗi người. Nếu mỗi người phải ăn để sống và không thể nhờ ai ăn hộ thì mỗi
người cũng phải tự mình tìm chân lý cho sự sống của mình không thể nhờ ai tìm hộ mình được.

Đường đi đến chân lý đòi hỏi sự kiên nhân, cố gắng của mỗi người. Tương lai của mỗi

người chúng ta là ở trong tay chúng ta. Hãy kiên quyết nói rằng với sự kiên nhẫn vô biên, chúng
ta chắc chắn sẽ thành công. Đó là đích hướng tới của quá trình rèn luyện Yoga.

Yoga có 4 ngành chính được ví như 4 cành chính trên 1 thân cây cổ thụ:

Karma Yoga: Con đường hành động, giúp người tập hiểu luật nhân – quả; người tập tu

thân bằng hành động giúp người không vụ lợi. Loại trừ sự vụ lợi cho cá nhân.

Bhakti Yoga: Tình thương yêu thành kiết, giúp người tập hiểu về con đường chuyển

được cảm xúc thành tình thương, lấy tình thương yêu làm căn bản xử thế ở đời. Loại trừ sự náo
loạn của tâm trí.

Jnana Yoga: Con đường kiến thức, giúp người tập dùng tri thức, triết học và suy luận để

tìm ra chân lý (rất khó). Loại bỏ con đường u mê, phát triển ý chí và phát triển lý luận.

Raja Yoga: Con đường giúp ổn định tâm trí, giúp người tập trau dồi đạo đức và khám

phá ra những bí mật của Vũ trụ, hiểu chân lý bằng thiền. Đây là dòng Yoga vua, quý báu nhất
với bí quyết là tập trung tư tưởng. Raja Yoga được chia thành 3 nhánh nhỏ hơn: Mantra Yoga,
Kundalini Yoga và Hatha Yoga
. Đây là những cách khách nhau của thực hành sao cho kiểm soát
được những biến động của tâm trí.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.