HƯỚNG NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI 4.0 - Trang 193

và việc tạo ra nhiều “vùng im lặng kỹ thuật số” trong khuôn viên
trường. Những ngành khoa học nhân văn chỉ đưa ra một đóng góp
nhỏ cho sức khỏe tinh thần của sinh viên bằng cách tiên phong
trong “phong trào nhận thức chậm” (thật đáng tiếc vì phong trào này
không được mô tả hoặc giải thích).

29

Sinh viên Stanford không còn rời khỏi trường đại học với một bảng
điểm, mà thay thế bằng “bảng kỹ năng” để cho thấy “năng lực”. Sinh
viên Stanford trong tương lai được mô tả là “được tuyển dụng rộng
rãi vì tính linh hoạt, khả năng học hỏi và thích nghi nhanh chóng khi
các công ty và tổ chức của họ phát triển”.

30

Tính linh hoạt? Khả

năng học hỏi và thích ứng? Theo tôi, không cần thiết phải có một
bảng kỹ năng, một bản kiểm kê “năng lực”, hay tái thiết giáo dục đại
học ở Stanford, và cũng không cần phải chờ đến năm 2025 sinh
viên mới có khả năng thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy những
thuộc tính này. Một chuyên ngành khoa học nhân văn với bảng điểm
thông thường có thể lập tức hé lộ những khả năng đó.

Trong năm 2015, tờ Chronicle of Higher Education đã đăng một bài
luận dài về d.school của Stanford, có tựa đề “Liệu ‘tư duy thiết kế’
có phải nền giáo dục khai phóng mới?”. Tác giả bài viết là Peter N.
Miller, sử gia và hiệu trưởng viện nghiên cứu sau đại học Bard
Graduate Center ở New York City.

31

Học kỳ trước, Miller dạy các

chuyên đề được ghi hình, cùng với Michael Shanks, nhà khảo cổ
học và một trong số ít giáo sư nhân văn giảng dạy tại d.school.
Miller đã đến thăm d.school sau đó, và ông ca ngợi nó là “một thí
nghiệm rất quan trọng trong giáo dục đại học cho lĩnh vực khoa học
nhân văn”. Ông nói rằng điều mà 1.200 sinh viên Stanford, những
người hằng năm tham gia các lớp tại d.school, đang theo đuổi
“trông như giáo dục khai phóng ở mức độ lý tưởng nhất”. Nhưng
theo quan điểm của Miller, đó không phải là nền giáo dục khai
phóng mới, ít nhất là “chưa”. Phương pháp của d.school thiếu bối
cảnh lịch sử nhưng lại phức tạp. “Nếu suy nghĩ kỹ về nội dung mà
giáo dục khai phóng giảng dạy, chúng ta thấy, việc nghiên cứu về
các thành tựu xưa của nhân loại, dù là lịch sử, văn học, triết học,
âm nhạc hay nghệ thuật, đều cung cấp cho chúng ta một nhận thức
đa dạng về sự phức tạp của đời sống nhân loại,” ông viết. Tư duy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.