không có tiêu đề, trên số ra tháng 5 năm 1884 viết, “Một nhà văn ở
Paris nói, ‘Tôi nghe được cựu Thống đốc của California, Leland
Stanford, mới ở đây một thời gian và đang rất yếu, đã quyết định
quyên tặng vài triệu đô la trong khối tài sản to lớn của mình để
thành lập một trường đại học cho con của những người lao động’.”
6
Khi Stanford ghé qua New York, tờ New York Tribune đã phỏng vấn
ông, lắng nghe mối lo ngại của ông rằng các trường đại học không
cung cấp cho sinh viên nền giáo dục thực tiễn cần thiết để theo đuổi
một công việc:
Từ kinh nghiệm kinh doanh, tôi thấy quá nhiều chương trình đào tạo
đại học đang khiến giới trẻ trên thế giới rơi vào khoảng trống kiến
thức thực tế về bất kỳ nghề nghiệp nào giúp họ kiếm sống nhanh
chóng. Bảng điểm của họ được gửi đến cho tôi, với tư cách chủ tịch
Đường sắt Trung tâm Thái Bình Dương, để tìm kiếm việc làm,
nhưng tôi không thể làm bất cứ điều gì cho họ, bởi họ chẳng phù
hợp với bất cứ đâu. Khi muốn tuyển người, nhà tuyển dụng đề ra
các yêu cầu cụ thể và chỉ có sự thông minh bao quát thì không đáp
ứng được mục đích của họ. D o đó, tôi muốn tạo nên các thành quả
giáo dục thực tiễn càng nhiều càng tốt.
7
Trường đại học mà ông và vợ ấp ủ thành lập sẽ đảm bảo rằng, sinh
viên sau khi tốt nghiệp “biết về một số vấn đề kinh doanh hoặc
thương mại chi tiết đến mức kế sinh nhai không còn là trở ngại cuộc
đời nữa.”
8
Mô hình của Leland Stanford là các trường kỹ thuật ở Hoa Kỳ và
châu Âu. Ông nói, trong thời gian ở New York, ông sẽ tìm kiếm các
đề xuất từ Đại học Cornell, không phải cho ngành giáo dục khai
phóng, mà là cho các chương trình nông-lâm nghiệp. Trước khi đến
châu Âu với vợ và người con xấu số, Stanford đã quyết định dành
500 mẫu trong trại nuôi ngựa mà ông sở hữu ở Palo Alto để phát
triển một vườn ươm trồng mọi loài cây được biết đến. Bấy giờ, ông
quyết định rằng, đây là địa điểm thuận lợi để xây dựng trường đại
học, nơi các sinh viên tốt nghiệp “sẽ được học cách hành động
nhiều như học cách tư duy”.
9
Một tờ báo địa phương hình dung