Lớp học đầu tiên của Đại học Cornell chủ yếu bám vào nông thôn
New York, được một nhà quan sát mô tả là “thô sơ cả trong lẫn
ngoài”. Nhưng những sinh viên tự thân cố gắng bằng cách làm việc
cho nông trại mẫu của trường học được ít hơn hẳn mức cần thiết.
Chỉ có 1 trong 10 sinh viên của lớp đầu tiên đó lấy được bằng.
24
Dần dần, “nó không còn là nơi đào tạo con cái của những gia đình
khó khăn nữa, mà ngày càng giống trường đại học thông thường,
chuyên cung cấp dịch vụ giáo dục cho con cái gia đình giàu có hoặc
khá giả,” tờ San Francisco Chronicle bình luận.
25
Không lâu trước khi Leland Stanford xem xét cách tốt nhất để
trường đại học mới của ông tràn đầy tính thực tiễn, lĩnh vực kinh
doanh rốt cuộc đã tìm được chỗ đứng trong giáo dục đại học vào
năm 1881, khi Joseph Wharton quyên góp tài sản khổng lồ, trích từ
lợi nhuận tăng trưởng của công ty Thép Bethlehem và công ty Kiken
Hoa Kỳ, cho Đại học Pennsylvania để thành lập trường Tài chính và
Kinh tế Wharton. Nhưng Stanford hứng thú với mô hình của Cornell
(xây dựng trường đại học mới từ con số 0) hơn hẳn mô hình của
Wharton (bổ sung trường mới vào một viện đại học sẵn có).
26
Stanford không muốn lập tức lên kế hoạch mà chưa học hỏi từ
những viện đại học đã được thành lập. Ở Bờ Đông, ông không chỉ
thăm Cornell mà còn cả Harvard, Yale, MIT và Johns Hopkins.
27
Tại
Harvard, ông và vợ được Charles Eliot đón tiếp; nhiều năm sau,
Eliot kể rằng, vợ chồng Stanford nói họ đang xem xét 3 phương án
để tưởng nhớ con trai gồm bảo tàng, trường dạy nghề hoặc đại học,
và hỏi ý kiến ông xem đâu là cách phù hợp nhất. Eliot đáp, một
trường đại học, lý tưởng nhất là trường đại học miễn phí, nhưng sẽ
cần một khoản quyên góp tối thiểu là 5 triệu đô (bằng k hoảng 120
triệu đô vào năm 2017). Leland Stanford quay sang vợ mình, “Ồ,
Jane, chúng ta có thể làm được đúng không em?”.
28
Trên thực tế,
cặp vợ chồng quyết định tạo ra cả ba: Một trường đại học với
trường kỹ thuật và bảo tàng riêng. Đất đai, gia súc và những mối
quan hệ để phục vụ mục đích này không phải 5 triệu, mà là 20 triệu
đô.
29