mái vòm chạy dọc bên trong, gợi một phóng viên nhớ đến “những
hành lang của các trường đại học cổ ở Anh”. Việc xây dựng xưởng
kỹ thuật, ký túc xá nam và bảo tàng được khởi công ngay lập tức.
5
Ngoài trường đại học, Leland Stanford còn nhiều điều phải lo lắng:
Xử lý các hoạt động kinh doanh, phục vụ với vai trò thượng nghị sĩ,
chống chọi với tình trạng sa sút sức khỏe. Thời điểm mở cửa đón
lứa sinh viên đầu tiên đang đến gần, nhưng Stanford vẫn chưa hoàn
thành nhiệm vụ quan trọng là tìm kiếm vị chủ tịch đầu tiên. Điều này
cũng ngăn trở việc tuyển chọn giảng viên. Lựa chọn đầu tiên của
Leland Stanford cho vị trí này là Andrew White, chủ tịch của Cornell,
người đã từ chối nhưng lại giới thiệu một trong những sinh viên của
ông, David Starr Jordan, hiện là chủ tịch Đại học Indiana.
6
Jordan
lớn lên trong một trang trại ở ngoại ô New York, là thành viên đầu
tiên trong lớp tiên phong của Cornell, giảng viên môn thực vật học
vào năm ba đại học và tốt nghiệp với bằng thạc sĩ. Ông còn là nhà
thơ của lớp.
7
Vào tháng 3 năm 1891, Leland cùng vợ tới thăm
Jordan và đề nghị ông với mức lương hằng năm 10.000 đô la, gấp
ba lần ở Indiana, kèm theo lời hứa ông sẽ có thể tuỳ ý xây dựng
trường đại học với “tất cả số tiền ông có thể sử dụng”. Jordan chấp
nhận.
8
Danh tiếng học thuật của Jordan chủ yếu đến từ công việc thực tế
của ông với vai trò nhà nghiên cứu da liễu, và tin tức về việc bổ
nhiệm ông được tờ báo nơi quê hương vợ chồng Stanford chào đón
với sự lạc quan thận trọng vì nó đã thấy ở Jordan một học giả có tư
duy thực tiễn, một sản phẩm của Cornell – viện đại học với định
hướng mà Stanford mong muốn đi theo. “Rất đáng kỳ vọng vào
thành công của thử nghiệm này đối với nền giáo dục thực tiễn,” một
bài xã luận nói, “ông ấy sẽ được rảnh rang và các nhà lý thuyết sẽ
không được phép gây bất cứ ảnh hưởng kiểm soát nào”.
9
Người đầu tiên Jordan tuyển là Orrin Leslie Elliott, tiến sĩ tại Cornell,
vào vị trí thư ký, sau đó là nhân viên tuyển sinh. Elliott chịu trách
nhiệm trả lời thư của những sinh viên tương lai về “nền giáo dục
thực tiễn” mà trường đại học mới đưa ra, giảng dạy “những điều