nói, ông tin rằng, để đảm bảo lợi ích cao nhất cho sinh viên, không
thể cứ chuẩn bị cho họ những thứ “chỉ dành cho một công việc hay
nghề nghiệp cụ thể” mà phải “giúp họ trở thành người có năng lực
và khả năng vượt trội trong mọi hoạt động”.
4
Kennedy cố gắng thể hiện rằng, ông hiểu rõ sự cần thiết phải đặc
biệt thúc đẩy các ngành khoa học nhân văn, không thua kém gì
người tiền nhiệm của mình, một sử gia. Trong sự kiện Stanford trở
thành trường đại học nhận được khoản tài trợ liên bang lớn thứ ba
cho nghiên cứu và phát triển khoa học, ông phát biểu, “Trong những
năm 1980, chúng ta phải cố gắng đưa các ngành khoa học nhân
văn tới vị thế mà các ngành khoa học khác đã đạt được.”
5
Trong nội bộ Đại học Stanford, Kennedy có quyền hạn để thúc đẩy
ngành khoa học nhân văn. Tuy nhiên, điều ông không thể làm là
thay đổi việc các nhà tuyển dụng tránh sinh viên chuyên ngành này
khi họ xem danh sách sinh viên năm cuối ứng tuyển sau khi tốt
nghiệp. Năm 1979, số sinh viên Stanford tìm kiếm việc làm tăng vọt.
Năm năm trước đó, một cuộc khảo sát của trường đã cho thấy, chỉ
khoảng ¼ số sinh viên tốt nghiệp có việc làm ngay sau khi tốt
nghiệp. Nhưng sức hấp dẫn của trường đã giảm đi đáng kể, và lúc
bấy giờ, quá nửa sinh viên năm cuối đang tìm việc làm.
6
“Chúng tôi nghe thấy nhiều chuyện đáng sợ kể về các sinh viên tốt
nghiệp ngành khoa học nhân văn phải vất vả làm phục vụ nhà hàng
vì không kiếm được việc khác,” Stan Young, sinh viên năm hai, viết
trong một chuyên mục trên tờ Stanford Daily, với tựa đề “Tội nghiệp
những ai theo phe Kẻ Xấu”, bóng gió nhắc đến từ lóng trong trường
chia sinh viên thành “dân công nghệ” và “phe kẻ xấu”. Young là sinh
viên ngành lịch sử, một sự lựa chọn đã khiến người thân của anh
“chần chừ”. Anh không phải sinh viên Stanford đầu tiên hay cuối
cùng theo ngành nhân văn đề cập đến sự kỳ quặc khi bị bủa vây
trong vô số sự chuẩn bị “cho nghề kỹ thuật” và liên tục bị nhắc nhở
về việc “hầu như không tìm thấy thị trường cho tấm bằng tôi sẽ có
sau khi tốt nghiệp Stanford”.
7