Kennedy hiểu, các sinh viên ngành giáo dục khai phóng, như
Young, lo lắng cho tương lai, nhưng ông không thể hứa hẹn rằng,
một công việc đáng mơ ước đang chờ họ ngay khi rời ghế nhà
trường.
“Ta không thể trông chờ nhận được loại công việc thuộc ngành nghề
cố định,” ông nói. “Sẽ phải có một số trải nghiệm và thường là trải
nghiệm đau đớn.” Tất cả những điều mà trường có thể làm, theo
ông, là cung cấp cho sinh viên “công cụ để ứng phó toàn diện”.
8
Sự thẳng thắn khi nói về nỗi đau đang trực chờ những sinh viên đã
chọn ngành giáo dục khai phóng đó thật đáng ngưỡng mộ. Nhưng
điều này không giúp thu hút những sinh viên thận trọng vào những
lĩnh vực này. Để khuyến khích sinh viên chọn con đường vắng bóng
người dẫn đến tương lai mờ mịt kia, trường Nhân văn và Khoa học
trực thuộc Đại học Stanford đã thực hiện một sáng kiến. Vốn là
trung tâm giáo dục khai phóng, bao gồm khoa học nhân văn, khoa
học xã hội và khoa học tự nhiên, trường đã tiến hành khảo sát hàng
loạt những sinh viên mới tốt nghiệp nhằm tìm hiểu chi tiết công việc
của họ. Năm sau đó, trường xuất bản cuốn sách nhỏ, The Major
Decision (tạm dịch: Quyết định trọng đại), dựa trên cuộc khảo sát và
hồ sơ vắn tắt của những sinh viên ngành giáo dục khai phóng, trong
một số trường hợp còn kèm theo hình ảnh. Đó là cuốn sách giới
thiệu về những người đã tìm thấy công việc thú vị ở những nơi mà
họ không chưa từng nghĩ đến khi tốt nghiệp.
Tôi đã bị cuốn hút bởi các sinh viên trong tài liệu này, những người
đã chọn các ngành khoa học nhân văn, vốn nằm rất xa trong danh
sách các ngành mong muốn của nhà tuyển dụng. Những sinh viên
yêu thích khoa học nhân văn đang thận trọng xem xét việc đưa ra
“quyết định trọng đại” có thể yên tâm hơn nhờ những câu chuyện
thực tế của các sinh viên tốt nghiệp, và như vậy, các bậc phụ huynh
âu lo của họ cũng an lòng hơn.
Trong phần giới thiệu The Major Decision, một lãnh đạo của trường
đã khắc họa nên bức tranh lạc quan về các chuyên ngành giáo dục
khai phóng, nhưng chính sinh viên mới chứng minh rõ nhất thực tế