HỮU DUYÊN THIÊN NIÊN LẠI TƯƠNG HỘI
HỮU DUYÊN THIÊN NIÊN LẠI TƯƠNG HỘI
Tuyết Ảnh Sương Hồn
Tuyết Ảnh Sương Hồn
www.dtv-ebook.com
www.dtv-ebook.com
Chương 11
Chương 11
Mùng ba tháng ba, tiết xuân ấm áp, trăm hoa đua nở.
Tháng ba ở cổ đại là tiết thanh minh, trải qua các đời Chu-Tần-Hán mỗi
gia đình đều ra trước cửa vẫy nước mang ý nghĩa rửa trôi những điều dơ
bẩn, cầu mong hạnh phúc, diệt trừ điềm xấu nên còn gọi là “Ngày thanh
tẩy”. Đến đời Đường thì tập quán này dần dần biến mất, chỉ còn chú trọng
hội đạp thanh thưởng xuân. (Đạp thanh: đạp lên cỏ)
Cứ đến tháng ba hàng năm người dân thành Trường An đều kéo đến gần
bờ sông kết nhóm đạp thanh, xuất du. Đây chính là Đại Đường thời kỳ hưng
thịnh nhất, phong khí nhất thời vô cùng lãng mạng. Người đi đạp thanh
thưởng xuân tại thành Trường An không chỉ có những tiểu thư quý tộc, gia
đình giàu có. Đương triều hoàng đế và những gia đình quyền quí hoặc là
trầm rộ tổ chức, hoặc đơn giản chỉ là cưỡi ngựa xuất du ra ngoài thưởng
xuân.
Từ mấy ngày trước, Nguyễn Nhược Nhược biết được tháng ba có lễ hội
đạp thanh liền kích động, mấy đêm liền đều ngủ không ngon giấc. “Tam
nguyệt tam nhật thiên khí tân, Trường An thuỷ biên đa lệ nhân” (Mồng ba
tháng ba khí trời tươi sáng, bên bờ sông Trường An lắm người đẹp), Đỗ
Phủ – thi nhân nổi tiếng đời Đường đã từng ca ngợi như thế trong tập thơ
“Mỹ Nhân Hành” đó thôi, nàng sớm đã đọc qua, không nghĩ tới hôm nay
thân lạc vào cảnh giới kỳ lạ, làm sao không kích động vạn phần. Vì kích
động nên nàng nhất thời ngẩn ngơ, ngâm cho Hạnh Nhi nghe bài thơ này.
Kết quả, Hạnh Nhi vẻ mặt mờ mịt, “Tiểu thư, trong số những thi nhân có
người gọi là Đỗ Phủ sao?”