HỮU PHỈ - Trang 1864

ngoài, không muốn nhìn ông, Chu Dĩ Đường thuở nhỏ vô cùng nhạy cảm,
không dám quấy rầy cô bé.

Chu Dĩ Đường vỡ lòng sớm, đã học hơn phân nửa tứ thư, nghiễm

nhiên có khí chất quân tử thư sinh, cộng thêm tuổi nhỏ nhà gặp biến cố nên
thường xuyên hay lo hay nghĩ, chơi không hợp với đám trẻ Thục Trung như
khỉ hoang chạy khắp núi đồi. Trừ thời gian học nghệ với Lý Chủy thì đa số
thời gian ông đều vùi trong phòng mình đọc sách, thỉnh thoảng nghe tiếng
ồn ào, nhìn qua song cửa sổ, ông thấy cô bé nhỏ nhắn mặt không kiên nhẫn
bị cả đám trẻ vây vào giữa, hoặc gọi cô bé đi chơi, hoặc thử tay nghề trong
sân.

Lòng Chu Dĩ Đường thoáng hâm mộ nhưng chỉ dám lẳng lặng nhìn từ

xa xa, ông đã nghĩ vô số câu mở đầu nhưng lại bị chính mình bác bỏ vô số
lần, cuối cùng vẫn không dám đến bắt chuyện với cô bé ấy.

Chẳng mấy chốc, Chu Dĩ Đường đã ở Thục Trung – nơi mênh mang

xanh mướt hoang sơ hoàn toàn không hợp với ông – hơn hai tháng, đồng
thời bất giác bị đám trẻ trong núi ghi thù: dựa vào đâu bình thường chúng
tới đều phải nhìn sắc mặt Lý lão đại mà cái thằng ẻo lả dị hợm này lại có
thể ngày ngày ở nhà Lý thúc?

Bọn trẻ hư bắt đầu nung nấu ý đồ xấu, phái một người chạy tới trước

cửa sổ của Chu Dĩ Đường lừa ông, nói “buổi tối họ định đi du lịch núi
hoang, bắt chim ăn”, rủ ông đi cùng.

Chu Dĩ Đường không có bất kỳ hứng thú gì với việc cùng đám khỉ lóc

chóc đi gieo vạ cho chim, vốn định mở miệng từ chối khéo nhưng lời đến
bên miệng lại bỗng dưng đổi thành:

– Lý cô nương cũng đi à?

Thằng nhóc quậy phá ấy sững sờ, cả buổi mới phản ứng lại “Lý cô

nương” là ai, bị xưng hô sến súa đó làm cười suýt té nhào từ trên tường

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.