người ấy rất rộng có điều không dễ ngửi, mùi mồ hôi nồng nặc, e không
phải là một người ưa sạch sẽ.
Ông ấy đưa nàng đến chỗ Chu Dĩ Đường, lúc nàng nắm lấy bàn tay
lạnh buốt của cha thì nghe phía sau có một tiếng vang rất lớn, hoảng hốt
quay đầu thì thấy trên lưng người hộ tống nàng cắm một thanh đao thép,
máu chảy dọc đường đã đông cứng lại.
Chu Dĩ Đường không che mắt nàng, để nàng nhìn thật rõ, mãi hơn
mười năm sau, Chu Phỉ không còn nhớ mặt người đó nhưng mãi mãi không
bao giờ quên tấm lưng đầy máu ấy.
Người đó là nhị cữu của nàng, cũng chính là phụ thân của Lý Thịnh.
Vì chuyện này, Lý Cẩn Dung luôn rất thiên vị huynh muội Lý Thịnh
Lý Nghiên____những thứ nhỏ nhặt ăn mặc hàng ngày đều phải nhường
nhịn Lý Nghiên, điều này cũng không sao, muội ấy còn nhỏ, nên như vậy.
Lúc nhỏ ba người họ đều nghịch ngợm gây sự, kỳ thực cơ bản đều là
tên tiểu tử Lý Thịnh chủ mưu, nhưng người chịu phạt luôn là “hòn ngọc
quý trên tay” đại đương gia trong truyền thuyết – Chu Phỉ.
Khi lớn hơn một chút, bắt đầu cùng nhau theo Lý Cẩn Dung học võ,
Chu Phỉ chưa từng nhận được một câu “tạm ổn” từ miệng Lý Cẩn Dung,
ngược lại Lý Thịnh dù chỉ thỉnh thoảng mới thắng nàng một lần cũng có thể
được Lý Cẩn Dung khen ngợi hết lời.
Nói tóm lại, hai người kia đều là con đẻ của Lý gia, còn Chu Phỉ là
con lượm.
Thỉnh thoảng nàng cảm thấy rất oan ức nhưng trong lòng nàng cũng
biết nguyên nhân của sự thiên vị này nên oan ức xong nàng sẽ nhớ tới nhị
cữu của nàng rồi buông bỏ.