HỦY HOẠI VÌ YÊU - Trang 39

“Tôi đã gặp Eulalie ở Trung Quốc”. Người ta nói: “Chính ở Trung Quốc,
tôi đã học đọc”, hoặc: “Chính ở Bắc Kinh, tôi đã gặp Eulalie”.

Không có gì kém vô tội hơn môn cú pháp học.

Trong trường hợp này, tất nhiên là không thể dùng cấu trúc này để đề cập

đến thứ gì tầm thường.

Vì thế, ta không thể nói: “Chính vào năm 1974, tôi đã hỉ mũi”, hoặc:

“Chính ở Bắc Kinh, tôi đã buộc dây giày”. Hoặc ít nhất phải thêm vào là:
“lần đầu tiên”, nếu không câu sẽ bị khập khiễng.

Hệ quả đáng ngạc nhiên: sở dĩ trong các câu chuyện Trung Quốc có

những hành động phi thường đến thế, trước hết là vì lý do ngữ pháp.

Và khi câu chuyện huyền thoại mang hơi hướng cú pháp học, nhà tu từ

học rất hài lòng.

Và khi ta đã thỏa mãn yêu cầu của nhà tu từ học, ta có thể đánh liều viết

như thế này: “Chính tại Trung Quốc, tôi đã khám phá ra tự do”.

Chú giải của câu giật gân đó là: “Chính tại nước Trung Quốc của Bè lũ

Bốn tên, tôi đã khám phá ra tự do”.

Chú giải của câu phi lý đó là: “Chính tại khu biệt cư - nhà tù Tam Lý

Đồn, tôi đã khám phá ra tự do”.

Lý do duy nhất để tha lỗi cho một lời khẳng định gây sốc đến thế, đó là

nó nói lên sự thật.

Trên đất nước Trung Quốc ác mộng này, những người lớn ngoại quốc bị

choáng váng. Những gì họ thấy khiến họ phẫn nộ, những gì họ không thấy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.