HUYỀN SỬ CỎ TIÊN - Trang 102

này có nhiều lỗ thoát khí rất nhỏ. ống bên trên đựng nước có một lỗ thông
với ống dưới đựng phấn hoa trộn vôi. Nhưng cái lỗ thông xuống ống dưới
ấy có một cái chốt hãm rất nhạy lại được trít bằng sáp ong nên bình thường
nước không rò xuống ống dưới. Do đó phấn hoa trộn vôi bột vẫn khô. Khi
người lạ mở cổng, cái chốt bật ra, nước từ ống trên chảy cả xuống ống
dưới. Phấn hoa trộn vôi bột nhanh chóng biến thành hơi thoát ra. Những
người xung quanh cổng hắt hơi vài ba cái và cơn buồn ngủ đến nhanh như
cơn giông mùa hạ. Ai thoát được ngủ ở cổng ngoài vào đến cổng trong ngủ
nốt. Khi họ tỉnh dậy, bà Thục Trâm và Kim Phụng đã theo con đường mòn
bí mật thoát ra khỏi nơi ở và chìm vào đại ngàn phía sau lâu rồi.
Sau khi làm xong "công trình phòng thủ" này, bà Thục Trâm đã "diễn tập"
ba bốn lần. Kết quả thật "kinh hoàng". Người mở cổng nhiễm hơi phấn hoa,
đi nhiều lắm là dăm chục bước mắt đã lơ mơ, đi vài ba chục bước nữa là
nằm lăn ra ngủ.. Trong khi đó, từ cổng thứ hai vào nơi ở của bà Thục Trâm
chừng bảy trăm bước chân. Loại phấn hoa này không độc hại mà chỉ làm
cho cơn ngủ đến nhanh.
Bà Thục Trâm dẫn Kim Phụng đến hẻm núi hoang dừng chân làm nhà ẩn
thân. Nhân một lần bác tiều phu hỏi tên bà và tiểu thư để tiện việc xưng hô,
bà suy nghĩ giây lát rồi trả lời tên của bà là Dưỡng Phụng, nghĩa là bà nuôi
dưỡng chim Phụng. Kim Phụng phải ẩn thân nên bà gọi là ẩn Phụng. Từ đó
người xóm núi chỉ biết có ẩn Phụng và Dưỡng Phụng. Cái tên Thục Trâm
và Kim Phụng được dấu kín trong lòng hai thày trò lánh nạn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.