Phạm Vũ Long thắp một tuần nhang nữa rồi đọc bài thơ đã tặng nàng mà
chàng mới chuộc lại. Sau đó, chàng châm lửa đốt. Bài thơ vừa cháy hết,
cuồng phong bỗng nổi lên. Đó là âm dương tương cảm chăng?
Chàng quay về với đôi chân rã rời. Bóng hoè xanh và hình ảnh người ngọc
cứ chập chờn hành hạ Phạm Vũ Long.
Những ngày Phạm Vũ Long đi thăm chị thì nhà Vua tuần du mấy tỉnh biên
cương. Gặp các võ tướng cầm quân ở đây, Ngài vững lòng lắm… Nhưng
trên đường về, ngài bị trúng phong lâm bệnh. Tể tướng bèn nghĩ ngay đến
nước cờ đã ấp ủ.
Hoàng thượng có hai Hoàng tử và một công chúa. Hoàng tử trưởng hai
mươi bốn tuổi. Hoàng tử thứ mười tám tuổi. Công chúa mười bốn tuổi. Nhà
Vua không lập Thái tử. Bởi lập Thái tử, hoàng cung thường nảy ra chuyện
rắc rối. Ngài có ý định tới một ngày nào đó, Ngài truyền ngôi ngay.
Những ngày nhà Vua ốm, Tể tướng giao cho hai ngự y mà ông ta tin tưởng
nhất thường xuyên túc trực bên long sàng. Ông ta xin nhà Vua lập Thái tử.
Nhà Vua hỏi:
- Trẫm có hai Hoàng tử. Ai là người xứng đáng ngồi vào Đông cung ?
Tể tướng rập đầu nói:
- Tâu Thánh thượng, từ cổ chí kim việc truyền ngôi luôn luôn truyền cho
Vương tử trưởng. Hoàng tử trưởng của Người nhân hậu, khoan hoà thật
hợp mọi bề.
- Trẫm sẽ xem xét ý của ngươi. Cho lui.
- Đội ơn Thánh thượng.
Tể tướng ra về lòng râm ran vui. Còn Hoàng thượng, Ngài đã hiểu thâm ý
của Tể tướng. Hoàng tử trưởng của Ngài đúng là khoan hoà nhưng không
đủ tài cai quản sông núi. Tể tướng muốn nhà Vua lập hoàng tử trưởng làm
Thái tử để ông ta yên lòng. Thái tử kế vị ngôi rồng, ông ta tha hồ khuynh
loát thiên hạ. Tể tướng rất sợ Hoàng tử thứ ngôi vào Đông cung. Bởi
Hoàng tử thứ là người mẫn tiệp, quyết đoán và lại không hợp với ông ta.
Từ lâu, nhà Vua có ý truyền ngôi cho con thứ. Vì lẽ đó, để giữ kín ý định,
Ngài bỏ ngỏ ngôi Đông cung.
Trong dự định của nhà Vua, sau khi tuần du, Ngài sẽ cất một mẻ vó. Không