Phạm Thái Quỳnh
Huyền sử Cỏ tiên
Chương 23
Từ sau ngày gặp Sơn Nữ rồi cùng Sơn Nữ sớm hôm bên Vua cha lo thuốc
thang cho Người, vị Vua trẻ không sao xua đuổi được hình ảnh người thiếu
nữ thông minh, giỏi dang ra khỏi tâm tưởng. Ngay cả khi bên cạnh Hoàng
hậu, hình bóng Sơn Nữ vẫn hiện lên trong Ngài. Tuy Ngài và Hoàng hậu
không "đồng sàng dị mộng" nhưng Ngài cảm thấy Sơn Nữ mới là tri âm
tương giao, tương thức.
Việc lớn Ngài trù liệu đã xong. Phải gặp Sơn Nữ để bộc bạch tâm tư, ý nghĩ
ấy vụt lên trong lòng nhà Vua trẻ. Chợt Ngài nghĩ, Sơn Nữ được Vua cha
rất yêu quý. Bởi thế, Ngài không thể không thưa với Vua cha trước khi
Ngài dãi bày sự lòng với người trong mộng.
Ngài bèn vào yết bái Vua cha. Dẫu đã trao ấn nhưng những việc trọng đại
vẫn canh cánh trong lòng nên con vừa vào Vua cha hỏi ngay:
- Tâm nguyện của Hoàng Kiến Nghiệp cũng là tâm nguyện của ta. Hoàng
nhi đã hứa với ta sẽ làm việc ấy. Vậy Hoàng nhi định bao giờ khởi sự?
- Tâu Vua cha, Hoàng nhi đã bàn với bà Thục Trâm. Bà ấy đã trù liệu chu
đáo. Tuy vậy, vâng lời Vua cha, Hoàng nhi đã tham bác sự sáng suốt của
Phạm Vũ Long. Thật là phúc, Phạm Vũ Long đã dâng một ý rất hay khiến
phương lược hành sự rất vẹn toàn.
- Phạm Vũ Long có kế gì mà Hoàng nhi cho là rất hay?
- Tâu Vua cha, Phạm Vũ Long nói những điều bà Thục Trâm trình lên là
đúng, cách thức tiến hành gọn và kín. Tuy vậy, khi những gì cần có đã có,
Hoàng nhi phải xuống chiếu buộc các quan từ thất phẩm trở lên làm tờ tự
bạch. Tờ đó phải nói rõ từ khi nhậm chức đã làm được những gì cho dân,
thi hành phép nước thế nào, có được dân tin hay không, tài sản có bao
nhiêu. Có những bản tự bạch, Hoàng nhi biết được bụng dạ các quan…
- Ta đã hiểu mẹo của Phạm Vũ Long. Mẹo đó làm cho các vị quan thanh
liêm, ngay thẳng phấn chấn, những viên quan tham lam, gian giảo hoang
mang. Lúc ấy, Hoàng nhi dùng ai bỏ ai không phải băn khoăn. Vậy Hoàng