Người.
Hoàng thượng sững người. Trí tuệ sâu sắc của Phạm Vũ Long trong một
câu nói mà làm sáng một việc rất lớn. Lấy ngay chuyện của anh em Vua để
trả lời, Phạm Vũ Long quả là khôn khéo. Nhà Vua khẽ cười. Ngài lại hỏi:
- Không nhập quan trường, khanh làm gì?
- Tâu Thánh quân, hàn nho dạy đạo Thánh hiền cho đời.
- Để chấn hưng sông núi cho dân đỡ lầm than, Trẫm cần cái đầu và văn tài
của khanh, khanh có vui không?
Phạm Vũ Long suy nghĩ, đáp:
- Hàn nho biết Hoàng thượng dùng hàn nho vào việc gì rồi. Việc ấy lại do
chị gái hàn nho khởi xướng. Bởi vậy có thể nào nói vui hay không vui.
- Trẫm hiểu. Khanh là một kẻ sĩ có tâm kia mà.
- Tuy vậy, xin Thánh quân ân chuẩn. Khi đại sự hoàn tất, hàn nho xin được
về quê truyền bá đạo Thánh hiền.
- Trẫm khước từ sao được. Đạo Thánh hiền được quảng bá, dân trí sáng
thêm, phúc cho nước. Trẫm mong điều đó lắm.
Nhà Vua đưa bài viết của bà Thục Trâm tâu trình lên nhà Vua cho Phạm Vũ
Long, nói:
- Đây là tâm huyết của chị gái khanh. ý khanh thế nào cứ nói:
Phạm Vũ Long mắt trông hờ vào trang giấy, đầu óc lại suy nghĩ tới điều mà
chị chưa nghĩ tới. Bởi vì những kiến giải của chị chàng biết cả rồi. Chợt
ánh mắt Phạm Vũ Long sáng lên. Chàng bèn hỏi:
- Tâu Hoàng thượng, nhất quyết Hoàng thượng sẽ đặt trái núi lên vai?
- Một vài năm nữa quốc khố bạc đủ dùng, Trẫm sẽ hành sự.
- Chúc mừng Hoàng thượng. Hàn nho xin dâng người một ý nhỏ. Khi binh
quyền đã thu vào tay Người, quốc khố đã đủ bạc, muốn xem cá béo cá gày,
Hoàng thượng phải rung chà.
- Khanh nói vậy nghĩa là thế nào?
- Tâu Hoàng thượng, Người xuống chiếu buộc các quan từ thất phẩm trở
lên mỗi người phải có một bản tự bạch. Từ khi làm quan, họ đã làm được
gì, những gì chưa làm được, dân yêu hay ghét, đã làm gì trái phép nước
chưa, tiền của tích góp được bao nhiêu… Có những bản tự bạch của các