làng cầm hai nó đuốc dầu cá rà sát trên các mặt trông để lấy hơi lửa làm
khô da cá. Hết phần hơ mặt trống, mỗi tay thi cầm trống lên, một tay cầm
dùi gõ vào mặt trống của mình để nghe trống có tiếng hay không có tiếng.
Hết phần gõ trống, hai già làng khác cất giọng báo cho dân làng biết trống
tay thi nào hay, tay thi nào dở. So với trống da trâu, da bò, thì trống cá óc
nóc có âm thanh kỳ lạ. Người làng Cọp Râu Trắng phân biệt tiếng trống da
cá óc nóc, cá nào già ngày, già tháng thì tiếng trong, cá nào non nước non
sóng thì tiếng bị giùn, họ tinh vi trong việc nhận ra tiếng trống buổi trưa
giọng thẳng, chiều giọng êm... Tất cả đều do sóng, do nước làm nên giọng,
nên tiếng của trống.
Vào ngày lễ rước, ba phát pháo cối nổ, hai hàng tay thi được chọn kẹp
trống gõ nhịp ba, đi dưới bóng cờ đuôi nheo tuần tự vào đình làng. Vào đến
đại điện, hai hàng tay thi đưa trống lên cao quá đầu, tay vẫn gõ nhịp hồi ba,
hồi tư người thì tỏa ra, chụm vào để tạo thành hình chữ nhất, chữ ngũ, chữ
bát, sao thật đều đặn, nhịp nhàng đúng điệu. Tiếng trống trầm bổng khoan
mặt, dài ngắn, cao thấp đan dài trong các đội hình.
Cứ thế suốt hai đêm, hai ngày. Tiếng trống bay suốt một vùng đất rộng, gọi
nhau dự hội trống làng. Con trai, con gái gặp nhau hát bài chòi, múa bá trạo
mừng hội trống da cá óc nóc.
Mấy mươi chiếc trống đoạt giải, các già làng đều cúng thần biển, tế Cá
Ông, đặt vào đại điện thờ. Sau này, các đám cưới, đám hỏi được làng cho
rước trống da cá óc nóc về nhà như rước điều vui, điều hạnh phúc của con
trai con gái làng Cọp Râu Trắng.