HUYỀN THOẠI TÀU KHÔNG SỐ - Trang 143

TÀU 69 - BẢN ANH HÙNG CA TRÊN BIỂN

"...Tiếp theo tầu 42, ngày 21 tháng 3, tầu 69 được lệnh xuất phát, đi vào bến
Bạc Liêu, tầu 69 do thuyền trưởng Nguyễn Hữu Phước và chính trị viên
Tăng Văn Huyễn chỉ huy. Thuyền phó: Nguyễn Tiến Hai, Nguyễn Hấn;
thủy thủ gồm: Nguyễn Văn Bé, máy trưởng đã từng đi 12 chuyến; Nguyễn
Ngọc Kiểu, đã đi 8 chuyến; Phan Hải Hồ, đi 3 chuyến; Diệp Minh Hiếu; Lê
Xuân Khảm; Lưu Kim Nhật; Hồ Quang Phụng; Cao sỹ Thập; Hoàng Thanh
Loan; Hoàng Văn Nữa; Đoàn Văn Dĩ; Bá Châu Báu.

Tầu 69 đi theo hành trình của tầu 42 đã đi. Đến ngang quần đảo Hoàng Sa,
một máy bay trinh sát NAVY của Mỹ lượn thấp, bay theo tầu nhiều lần.
Đây có thể là hành động ngẫu nhiên, cũng có thể là hành trình của tầu 69 đã
lộ. Đêm hôm đó, một tầu tuần dương Mỹ bám sát. Thuyền trưởng Phước
quyết định cho tầu đi tiếp ra hướng đông. Tầu Mỹ xa dần. Lát sau, một máy
bay trinh sát lượn qua và phát tín hiệu chỉ điểm cho chiếc tuần dương.
Chiếc tuần dương lại xuất hiện. Nó mở tốc độ, chạy vòng quanh tầu 69.
Trước mũi, lại thêm một chiếc nữa chặn. Đồng thời máy bay trinh sát lượn
trên đầu.

Đêm ấy, tầu 69 nhận được điện từ sở chỉ huy: cho tầu quay lại.

Ngày thứ tám trên biển, tầu Mỹ vẫn bám theo. Tầu 69 vòng về phía đông,
ngược lên vùng biển ngang Thượng Xuyên (Trung Quốc). Tầu neo ở đó 2
ngày, rồi về vịnh Hạ Long.

Việc tầu 69 trở về, đảng uỷ Đoàn 125 đánh giá: địch không chỉ theo dõi ta ở
ven bờ mà còn theo dõi ta từ xa, ngoài vùng biển quốc tế. Song việc đi lại
trên biển quốc tế là hoàn toàn hợp pháp. Chúng ta (tức đoàn 125) phải khai
thác triệt để tính hợp pháp đó.

Sau khi rút kinh nghiệm về cách ứng phó trên biển, ngày 15 tháng 4 năm
1966, tầu 69 được lệnh tiếp tục lên đường..." (Lịch sử lữ đoàn 125- Nhà
xuất bản Quân đội nhân dân- Năm 2001)

Chuyện của thuyền phó Nguyễn Tiến Hai

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.