HUYỀN THOẠI TÀU KHÔNG SỐ - Trang 161

cạnh... Rồi nó khỏi, khoẻ dần. Anh Thập mừng. Chúng tôi cũng mừng.
Những năm trước, khi chất độc hoá học chưa tàn phá khu rừng, ai có dăm
ba con chó săn là sống khoẻ. Nguồn thu của nhiều gia đình dựa vào mấy
chú khuyển... Từ ngày có Giôn, cuộc sống của anh em tầu 69 được nâng
lên. Hôm ăn thịt gà rừng, hôm thịt cáo... Ăn không hết, chở ra ngoài rạch
đổi rau, đổi thực phẩm... Vậy mà... Một hôm, từ ngoài vàm, anh Thập hớt
hải chạy về, anh nói nhanh: “Bảy chiếc từ cửa Vàm Lũng đang lao vào!”.
Thuyền phó Nguyễn Tiến Hai liền chỉ huy mọi người vào vị trí chiến đấu.
Giữa năm 1969, địch tái chiếm chi khu Năm Căn, chúng thực hiện chiến
thuật “hạm đội nhỏ trên sông”, ỷ thế lắm tàu, tràn vào khắp vùng kênh rạch
Cà Mau. Nhưng nhiều lần bị phân đội chúng tôi đánh trả, cũng chờn. Giữa
năm 1969, chúng mở cuộc càn lớn, nhằm thông tuyến sông Rạch Gốc-
Lũng- Cả Bầu để dễ bề đưa tàu vào bình định khu vực này. Từ sáng sớm,
dưới sự yểm trợ của không quân, ba tàu chiến đi đầu hăm hở tiến vào cửa
sông Lũng. Chúng không ngờ bị phân đội D.970 phục kích. Khẩu B40 của
Phùng Văn Quý phụ trách đã lập công lớn, bắn chìm cả ba chiếc tại chỗ.
Bọn địch tiến vào hung hăng bao nhiêu thì rút lui thảm hại bấy nhiêu... Lần
này, chúng lại tiến vào. Không ngờ trận đó anh Thập ra đi... Vậy là sau thủy
thủ trưởng Đoàn Văn Dĩ, thuyền phó Nguyễn Hấn, thủy thủ Phạm Ngọc
Kiểu, anh Lê Văn Cớt, anh Cao Văn Thiện, chiến sỹ hàng hải Hoàng Thanh
Loan, và sau này là anh Hồ Quang Phụng, anh Lê Công Khanh trở về quân
khu và hy sinh, đến lượt thợ máy Cao Sỹ Thập rời xa chúng tôi. Vắng anh
Thập, con Giôn buồn hẳn, chiều chiều nó ra bìa rừng, ngóng xuống phía
con rạch, nơi anh Thập vẫn từ đó trở về, kêu ăng ắng, và ngồi chờ suốt đêm.
Rồi một hôm, Giôn bỏ chúng tôi, ra đi. Nó vào rừng tìm mộ anh Thập...

Tôi hỏi:

- Mấy anh trên tàu 100 thời ấy bây giờ sống thế nào? Anh có liên lạc với
mọi người không?

Anh Đán đáp:

- Có. Chúng tôi vẫn thường xuyên hỏi thăm nhau để biết thông tin về đồng
đội. Thuyền trưởng Lê Minh Sơn theo tàu 154 do anh Đỗ Văn Bé làm
thuyền trưởng trở ra bắc dịp ấy, mất rồi. Chính trị viên Nguyễn Hữu Tương
cũng mất ở Cao Lãnh đã mấy năm. Cao Lãnh là quê hương anh. Thuyền
phó Ngô Văn Sở sau này là đoàn phó đoàn 962. Anh về hưu với quân hàm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.