HUYỀN THOẠI TÀU KHÔNG SỐ - Trang 163

nhầm lẫn sao đó, lại viết là Nguyễn Công Khanh. Chắc anh Khanh cũng
buồn... Chiến tranh, nhiều nỗi đau lắm...

Chuyện kể của anh Đỗ Xuân Tâm, thủy thủ tàu 187

- Tôi gắn bó với tàu 187 trong nhiều chuyến đi. Và chuyến đi nào cũng có
những kỷ niệm đáng nhớ. Một trong những kỷ niệm ấy là được ăn tết tại
quê hương đồng khởi. Đầu tháng 2 năm 1965, tàu 187 được lệnh chở hàng
vào Bến Tre. Đó là những ngày cuối năm âm lịch. Đêm 30 tết, chúng tôi
cập vào Thạnh Phong. Khỏi nói niềm vui của đồng bào Bến Tre khi lại nhận
được 62 tấn vũ khí từ miền Bắc chở vào trong dịp này. Thủy thủ, du kích và
quân giải phóng ôm lấy nhau, mừng muốn khóc luôn. Sáng mồng 1, lãnh
đạo và đại biểu nhân dân Bến Tre đến chúc tết các thủy thủ. Trong hoàn
cảnh chiến tranh, việc ấy khiến chúng tôi rất xúc động. Đây là lần đầu tiên
tôi được ăn tết với bà con cô bác Bến Tre. Và cũng lần đầu tôi mới rõ thế
nào là đòn bánh tét, là con cá bống kèo và vài ba thứ đặc sản Nam bộ... Sau
khi bến lấy xong hàng, tàu chúng tôi lại nhổ neo về lại miền Bắc. Nhân dân
Thạnh Phong tặng chúng tôi đủ thứ, dưa hấu, những hũ mắm cá sặc, những
hũ mắm cá bống kèo. Thật cảm động!... Mấy ngày sau, chúng tôi lại có mặt
tại Hải Phòng. Dịp ấy chưa xẩy ra vụ tàu ta bị lộ ở Vũng Rô nên đi lại còn
dễ dàng hơn. Sau chuyến đi Bến Tre trở về, Đỗ Xuân Tâm tôi được tổ chức
và lãnh đạo tàu 187 cho phép tổ chức cưới vợ. Năm đó tôi 23 tuổi. Người
yêu tôi, Nguyễn Thị Xuân, 21 tuổi. Cả hai đứa đều quê vùng biển Đồ Sơn.
Bén hơi nhau mới ba ngày, chưa rõ hết đặc tính của vợ, tôi có lệnh trở về
đơn vị làm nhiệm vụ đặc biệt. Vậy là vội vội về Đoàn. Ai ngờ lần ấy tôi
đằng đẵng xa cách người vợ mới cưới đúng 10 năm. Chuyện là thế này. Sau
vụ Vũng Rô, chúng tôi phải dừng vận chuyển vũ khí vào miền Nam một
thời gian. Khi đã xác định được đường đi mới, những con tàu của Đoàn lại
tiếp tục lên đường. Nhưng lần này gian nan, khốc liệt vô cùng. Máy bay, tàu
chiến địch ken dày trên biển. Ra đi là xác định cảm tử, là làm lễ truy điệu
sống... Sau tàu 69, tàu 100, tàu 187 được lệnh chở 60 tấn vũ khí vào bến Trà
Vinh. Do tính chất đặc biệt của chuyến đi, cấp trên đưa xuống tàu hai người
có kinh nghiệm làm cố vấn quân sự và cố vấn chính trị. Đó là thuyền trưởng
Dương Tấn Kịch và chính trị viên Hồ Đức Thắng. Hai anh đều dân Nam bộ
gốc, thuộc luồng lạch và đã đi nhiều chuyến. Có hai người hỗ trợ thuyền
trưởng Xã, chúng tôi thấy yên lòng. Sau nhiều ngày đi trên biển, chiều ngày
20 tháng 6, chúng tôi bắt được Côn Đảo. Biết còn sớm, thuyền trưởng Phan

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.