HUYỀN THOẠI TÀU KHÔNG SỐ - Trang 162

Trung tá. Hiện anh Sở sinh sống tại Long Xuyên. Thuyền phó Phạm Văn
Điển nay sống ở Đá Bạc, Cà Mau; Máy trưởng Nguyễn Thanh Thưởng về
quê hương Bến Tre. Anh mất đã được ba năm. Anh Đàm Văn Chung ra
quân, làm phó giám đốc Công ty công trình đô thị Cần Thơ. Anh Phùng
Văn Quý, một người rất giỏi và dũng cảm. Trong một trận chống càn, đã
dùng B.40 bắn trúng 4 tàu địch. Hiện anh sinh sống ở Cà Mau. Anh Đặng
Đình Bàn về hưu, sống tại Bình Thủy, Cần Thơ. Anh Lê Xuân Gián, vốn là
y tá của tàu 100, nay sống tại Thọ Xuân, Thanh Hóa. Anh Đoàn Văn Minh,
đã mất khi về quê Cà Mau. Anh Lê Thi một thời được cử làm đoàn trưởng
đoàn thu dung. Anh Lê Văn Tưởng, là xui gia với anh Sáu Lai, người từng
theo ông Bông Văn Dĩa đi chuyến đầu tiên đó, nghỉ hưu ở Cà Mau. Anh
Cao Văn Thiện hy sinh trong đợt chống càn năm 1968. Anh Lê Văn Cớt, hy
sinh ở Bồ Đề trong một trận chống càn. Anh ấy cũng bị mất mộ. Tội lắm!
Anh Trần Văn Đua về quê. Quê anh ấy ở Phụng Hiệp, Hậu Giang. Cuộc
sống vất vả, già rồi vẫn lọ mọ bươn trải kiếm sống. Mỗi người một phận...

- Còn anh Lê Công Khanh? - Tôi hỏi.

- Chuyện anh Lê Công Khanh thế này - Anh Đán đáp - Hồi tàu 154 của
thuyền trưởng Đỗ Văn Bé vào Cà Màu, chỉ các anh cán bộ tàu và một số
thủy thủ của tàu 69, tàu 100 và tàu 187 đi ra Bắc. Số còn lại, được bổ sung
về đoàn 962. Tôi và anh Lê Công Khanh trong số đó. Năm 1968, tôi, anh
Lê Công Khanh, vốn là lính tàu 100; anh Hồ Quang Phụng, thủy thủ tàu 69
được điều lên Ban Tài vụ Quân khu 9 làm kế toán. Anh Phụng người Nhân
Trạch, Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Năm 1970, trong một trận chống càn,
anh hy sinh tại ấp 9, xã Khánh Hòa, U Minh, Cà Mau. Hòa bình lập lại, tôi
đã hướng dẫn cho gia đình anh Phụng vào U Minh tìm mộ và gia đình đã
đưa được hài cốt anh về Quảng Bình... Tôi và Khanh người cùng quê Hải
Nhân, Tĩnh Gia, Thanh Hóa, học một trường, vào bộ đội lại sống với nhau
trên một tàu, rồi đi vào Cà Mau và sau đó cùng về Ban Tài vụ Quân khu,
nên thân nhau, hiểu nhau. Trận càn năm 1970, anh Ngọc bị thương, anh
Khanh vội quay lại tìm và cõng đồng đội ra. Không may một viên đạn
xuyên táo, cả anh Ngọc và anh Khanh đều hy sinh. Anh Khanh khi mất còn
trẻ, chưa có vợ con. Nhà còn một mẹ già và hai cô em gái. Mấy năm trước,
tôi có dẫn hai người em vào tìm mộ anh trai để rước anh về quê. Một điều
đáng buồn là, trên phần mộ, đáng ra ghi tên Lê Công Khanh, nhưng do

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.