lại những kỷ niệm của một thời gian khổ, gian khổ tưởng không thể chịu
nổi, vậy mà vẫn vượt qua.
Anh Cường ngồi cạnh đấy, tham gia:
- Tôi lấy làm tiếc là thời ấy, khi tàu vào Hòn Hèo, lại không có thủy thủ nào
là người địa phương dẫn đường...
Tôi không đáp, mà nhìn lên tường, nơi treo tấm bằng “bốn mươi năm tuổi
đảng” của hai người, anh Nguyễn Bá Cường và chị Phạm Thị Hường, nghĩ
sang chuyện khác. Anh chị người cùng làng, biết nhau từ nhỏ, cùng hoạt
động rồi cùng lên núi. Hai người kết hôn nơi hang đá trong cứ. Lễ thành
hôn cũng là lễ kết nạp chị Hường vào Đảng. Thời anh làm bí thư huyện ủy,
chị làm bí thư xí nghiệp muối.
- Anh Cường làm bí thư, tôi cũng bí thư chứ bộ - Chị Hường nói vui - Có
điều bí thư của anh ấy to hơn bí thư của tôi.
Chúng tôi cười. Anh chị cũng cười. Chị Hường cười nhưng nước mắt vẫn
lăn trên má.
Bữa ăn trưa được dọn ra, toàn thứ chế từ đặc sản vùng biển, và các món ăn
nam Trung bộ, đơn giản mà ngon, do chị Hường đã có ý chuẩn bị. Trước
khi ngồi vào bàn, chúng tôi chụp ảnh.
Hôm sau, tôi và Tô Hải Nam cùng anh Cường đi nghĩa trang Ninh Hòa
viếng đông đội tàu 235. Anh Cường kể:
- Sau khi tàu nổ, địch càn lên Ninh Vân dài ngày. Xác anh em mình hy sinh
bị chúng dồn lại và thiêu đốt. Sau khi chúng rút, bộ phận bến, một mặt đi
đón người còn sống sót, mặt khác đi tìm thi thể những người đã hy sinh.
Trong nhất ký của anh Hường, hồi ấy là trung úy, đã hy sinh năm 1969, viết
lại rằng, có 9 trường hợp được người của bến chôn cất tại chỗ... Sau giải
phóng, địa phương quy tập về nghĩa trang huyện được 7 mộ. Khi đào lên,
vài ba mộ còn lại ít xương, còn phần lớn là mảnh vải dù, hoặc một tấm ni
lông nên đành chôn xuống khu mộ vô danh của nghĩa trang huyện... Những
năm trước, gia đình anh Thứ (tức máy trưởng Ngô Văn Thứ- ĐK) có nhờ
nhà ngoại cảm tìm hộ. Bước đầu xác định được mộ. Tôi báo cáo với huyện
cho lập bia. Sau đó gia đình có nguyện vọng xin đưa về quê, nhưng khi đào