Bến trưởng rồi được trang bị một đài 15 oát để liên lạc với tỉnh ủy. Về cái
máy thông tin ấy, có mấy chuyện như sau: chúng tôi di chuyển đi đâu, địch
càn tới đó. Sau này mới hay rằng nó mò được sóng vô tuyến của mình và
định vị được chỗ chúng tôi ở. Chuyện nữa, buồn hơn nhiều. Trước khi tàu
vào, cái máy 15 oát đó tự dưng dở chứng, không liên lạc được với bộ,
không liên lạc được với tỉnh. Tôi dẫn theo một cơ yếu, đạp rừng về căn cứ
tỉnh, tính nhờ đài của tỉnh hỏi ra ngoài Bắc để biết ngày giờ tàu vào. Nhưng
chắc là cách gõ “ma níp” của người thông tin nơi tỉnh ủy, mấy cha thông tin
trên bộ thấy lạ, do cảnh giác nên không trả lời. Lại tưởng tôi đã hy sinh. Khi
biết tàu anh Phan Vinh vào Hòn Hèo, từ căn cứ tỉnh, tôi tuông về bến,
nhưng 10 ngày sau mới tới nơi… Chuyện tàu vào Hòn Hèo, phải hủy, anh
em mình hy sinh đã qua mấy chục năm, nhưng tôi nghĩ, rất nhiều bài học
xương máu cần làm rõ…
Tầu 43
Chuyện của chính trị viên
Lang thang đi tìm dấu tích con đường, tôi đã gặp những người như thế, một
thời được coi là anh hùng, nay trở về, hòa trộn giữa đời thường, nhọc nhằn,
bươn trải để kiếm sống. Không công thần. Không so bì. Không hối tiếc.
Bình dị, thanh thản giữa những xô chen...
Anh Trần Quốc Tuấn (còn có tên là Trần Anh Tuấn, Trần Ngọc Tuấn) là
một trong những người như vậy. Anh sinh năm 1933 tại làng Đông An, thôn
9, xã Quế Thọ, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (nay là thị trấn Tân An,
huyện Hiệp Đức). Anh nhập ngũ từ những năm 1953, khi cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp ở giai đoạn Tổng phản công. Anh là tình nguyện quân,
chiến đấu ở Hạ Lào. Hòa binh lập lại, anh theo đơn vị tập kết ra Bắc. Năm
1955, hành quân lên Mộc Châu. Năm 1958, được cử đi học trường Sĩ quan
lục quân Sơn Tây. Cuối năm 1961, sau khi ra trường, lại được đi học bổ túc
thêm hai năm tại trường Sĩ quan Hải quân. Năm 1953, về đoàn “tàu Không
số”. Trong cương vị Chính trị viên, Bí thư chi bộ, anh nhiều lần đưa tầu vaò
Cà Mau, Trà Vinh, Quảng Ngãi. Từng là chính trị viên, bí thư chi bộ tầu 56
đột kích vào Bà Rịa, chở 54 tấn vũ khí tiếp tế cho chiến dịch Bình Giã năm
1964; chính trị viên, bí thư chi bộ tầu 43, chở 37 tấn vũ khí vào Đức Phổ,
phục vụ chiến dịch Mậu Thân 1968; hai lần gặp địch phải huỷ tầu, vượt
Trường Sơn trở về. Nay có tuổi, ra quân, vẫn làm bảo vệ, hỗ trợ vợ nuôi các