manh động”. Tiếng loa trên máy bay lại thả ra, lần này vừa nói bằng tiếng
Việt, vừa nói bằng tiếng Hoa. Chúng tôi vẫn làm thinh, đi thẳng. Gọi hàng
không hiệu quả, chúng cho tầu ép sát hai bên mạn, rồi một chiếc vọt lên,
chặn ngang phía trước. Anh Ba lệnh: “Giữ nguyên lái, đâm thẳng!”. Bấy
giờ tôi đứng trước vô lăng, đáp gọn: “rõ!”.Con tầu mở hết tốc độ, lao lên.
Cự ly giữa tầu ta và tầu địch đã rất gần. Hai liên!... Một liên!...Tôi đã loáng
thoáng nhìn thấy bọn lính trên boong đang hoảng loạn la hét... Một giây.
Hai giây... Chợt tầu địch tăng tốc, vọt qua. Tầu 56 lướt đúng vào vị trí năm
giây trước đó có chiếc tầu địch... Cứ thế, chúng tôi tiến ra biển đông...
Sáng sớm ngày mồng một tháng ba (1-3), chúng tôi cách bờ chừng bẩy
mươi hải lý. Anh Ba cho giảm tốc độ. Anh Sạn nhận định: “Nếu địch có ý
định đánh ta, nó đã bắn rồi. Nó sợ bắn nhầm tàu nước khác... Đây là hải
phận Quốc tế, nhưng vẫn phải cảnh giác”... Ngày hôm đó, chúng tôi lang
thang trên biển, chờ trời tối...”
Anh Trần Tiền Vệ, một thủy thủ đi chuyến đó, kể lại:
- Trong 4 tàu ra đi tết Mậu Thân 1968, chỉ duy nhất tàu 56 của chúng tôi
đấu trí thắng lợi trên biển và trở về an toàn. Chiến công này, trước hết thuộc
về sự chỉ huy bình tĩnh, khôn khéo, gan dạ và đầy kinh nghiệm của chính trị
viên Đỗ Như Sạn. Mục đích hàng đầu của “tàu không số” là đưa vũ khí vào
bến, chứ không phải chiến đấu với tàu địch trên biển. Do vậy tránh đụng độ
khi hoàn cảnh có thể tránh được để bảo toàn tàu và sinh mạng thủy thủ là
tốt nhất. Chỉ chiến đấu trong trường hợp bất khả kháng, không thể không
chiến đâu. Chính trị viên chúng tôi trong chuyến đi đó đã quán triệt tinh
thần ấy một cách tỉnh táo. Đã chẳng có lần tàu địch bắn vào tàu của một
nước ở Đông Nan Á, gây ra bao phiền phức đấy sao. Bởi vậy khi biết địch
chưa xác định chính xác con tàu mà chúng săn đuổi là tàu nước nào, thì
phải khai thác triệt để yếu tố đó. Ba lần chúng tôi được lệnh cài kíp nổ vào
bộc phá, bom chìm, và khối thuốc nổ TNT ở các vị trí trên tàu với ý thức,
đã hy sinh thì cũng phải bắt tàu địch cùng chìm, nhưng cũng ba lần, vào
phút chót, lúc sự sống và cái chết lơ lửng treo trên sợi tóc, chính trị viên đã
bình tĩnh lệnh tháo tất cả ngòi nổ ra. Anh Sạn cho rằng nếu địch biết ta là
tàu Bắc Việt, chúng đã bắn rồi. Khi chúng bắn dọa, anh vẫn động viên anh
em: “chúng bắn chưa chắc đã trúng, trúng chưa chắc đã chết”. Và chúng tôi
đã vững tin vào cách ứng xử của anh. Chính trị viên Đỗ Như Sạn là ân
nhân, là cứu tinh của con tàu. Lúc đó, nếu manh động, nôn nóng xả súng