HUYỀN THOẠI TÀU KHÔNG SỐ - Trang 214

anh là pháo thủ trên tàu 161. Anh chiến đấu rất dũng cảm. Trận đó có bốn
người được tặng Huân chương, Phạm Duy Tam là một trong số đó. Có lẽ
bởi thành tích ấy nên cấp trên cử anh ra Quảng Yên học trường Sỹ quan Hải
quân. Một sáng đầu tháng 2 năm 1965, Tam được thuyền trường cho về qua
nhà trước khi ra trường. Tạm biệt đồng đội, anh khác ba lô lên đường. Đi
được một quãng chợt may bay Mỹ từ biển nhào vào đánh phá. Khói mù mịt.
Đạn từ máy bay Mỹ vãi xuống như mưa. Tam dừng lại, nhìn về phía sông
Nhật Lệ, súng trên tàu 161 đang đánh trả quyết liệt. Vậy là không suy nghĩ
nhiều, anh lộn lại, thả mình xuống nước, sải tay bơi về tàu, sát cánh bên
đồng đội tiếp tục chiến đấu. Năm giờ chiều, trận đánh kết thúc. Đêm đó,
người đầy khói đạn, Phạm Duy Tam lội bộ về Hải Trạch (Bố Trạch, Quảng
Bình) thăm bố, để sáng hôm sau lên đường đi học...

Một ngôi nhà khá đẹp tọa trên phố Triệu Việt Vương. Phố nhỏ nhưng yên
tĩnh. Anh Tam tiếp chúng tôi bằng thứ rượu mà anh bảo là uống vào sẽ bớt
mọi phiền muộn, tâm hồn thư thái. Tất cả cùng cười và cùng nâng ly.

- Mấy ông muốn tìm hiểu chuyện gì?- Anh Tam uống hết ly rượu, hỏi-
chuyện đưa tàu ra giải phóng Côn Đảo, chuyện chở các chiến sỹ cách mạng
bị tù ngoài đó về đất liền, hay chuyện vận chuyển VT.5, vận chuyển VT.6?
Thời mở chiến dịch vận chuyển vào sông Gianh, để từ đó vũ khí theo
đường Trường Sơn vào Nam, tôi là môt trong những người có mặt đầu tiên
đấy nhé. Và tháng 8 năm 1973, tôi cũng là người đầu tiên chở hàng vào cửa
Việt. Hay mấy ông nghe chuyện thời tôi ở đoàn “tàu không số”? Tôi đi ít
hơn anh em khác, chỉ 7 chuyến, trong đó có 2 chuyến tham gia đi trinh sát.

Tôi đến gặp anh Phạm Duy Tam là để được nghe những chuyện ấy, nên khi
anh nói vậy, vội vào đề ngay. Tôi nói:

- Muốn anh kể cho nghe về chuyện đi trinh sát của tàu 42, năm 1969.

Hình như tôi đã bắt trúng mạch, anh Tam hồ hởi nhớ lại:

- Chuyến trinh sát ấy là nhằm tìm ra con đường đi mới. Chẳng lẽ biển mênh
mông, nơi nào cũng có tầu Mỹ cả sao? Trên đường hàng hải Quốc tế, tầu
buôn các nước chẳng vẫn qua lại đấy thôi!

Tầu 42 được cải dạng như một chiếc tầu nghiên cứu biển. Anh Đỗ Văn Bé,
người có nhiều kinh nghiệm, được điều qua làm thuyền trưởng; anh Nguyễn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.