TÀU HAI ĐÁY
“... Những năm 1971, 1972, tình hình trên biển rất căng thẳng, địch tăng
cường phong tỏa, ngăn chặn, các chuyến đi của đoàn 125 đưa vũ khí vào
Nam hầu hết phải quay lại. Ở miền Nam, đặc biệt là quân khu 9, muốn mở
chiến dịch để phát triển địa bàn, song khó khăn lớn nhất vẫn là thiếu vũ khí.
Quân khu 9 chủ động đề nghị với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng
cho mở một phương thức vận chuyển mới, phương thức hoạt động công
khai, chở vũ khí trên những con đường đánh cá hợp pháp...”..." (Lịch sử Lữ
đoàn 125- tức Đoàn tầu không số- Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân- Năm
2001).
“Ông chủ” Tư Mao
Đọc những chuyện tôi viết ở phần trên qua lời kể của các anh thuộc “tàu
không số” khi đưa vũ khí vào bến Cà Mau, Bến Tre hay Trà Vinh, hẳn bạn
đọc chưa quên tên một người, anh Tư Mao?
Phương thức vận chuyển mới mà cuốn lịch sử đoàn 125 nói đến chính là
phương thức vận chuyển hợp pháp của những con “tàu hai đáy”. “Tàu hai
đáy” gắn với con người đó - anh Tư Mao (tên thật là Phan Văn Nhờ), anh
hùng các lực lượng vũ trang nhân dân.
Hồi về Cần thơ, tôi đã được anh Nguyễn Đắc Thắng, anh Khưu Ngọc Bảy
và chị Quách Thị Ánh Tuyến, những người từng công tác với anh Tư Mao
kể cho nghe về con người này.
Những năm 1969, 1970, tầu của Đoàn 125, dù đã tìm mọi phương cách, vẫn
chỉ vào Cà Mau nhỏ giọt. Địch không chỉ tuần tra ngoài khơi, chúng đánh
phá ác liệt trên các sông Bồ Đề, Cổ Chiên, Hàm Luông, Bát Sắt... Rồi pháo
kích. Dùng B52 thả bom, rải chất độc hoá học... Bộ đội phải chống trả liên
miên. Điều cực nhất rong chiến đấu là thiếu vũ khí. Miền Tây thiếu. Miền
Đông thiếu. Du kích đành lặp lại cảnh trước đồng khởi, dùng vũ khí tự tạo,
dùng gươm giáo đánh địch... Vũ khí! Nhưng có vũ khí bằng cách nào là
một câu hỏi lớn...