tới bắt bớ, chỉ ra khơi chậm chút xíu là cùng số phận với Thôi Văn Nam…
Rồi anh nói vui: Giá hồi đó Bảy Nam khai rằng Sáu Nam và Tư Mao vừa ra
Bắc thì cái mạng của tôi coi như xong… Nhưng số tôi đâu có xui như lão.
Anh Bẩy Nam nhìn sang:
- Nói dóc. Biết vậy hồi đó khai đại đi để cha này cũng nếm mùi nhà tù như
mình và Lê Hà, ha …
Cả ba người cùng cười. Tôi cười theo, vui lây cái vui của họ. Gió từ biển
đưa vào, mát rượi.
Những năm vào Cần Thơ công tác, tôi có nghe các anh ở quân khu 9 kể
rằng chủ tịch nước Lê Đức Anh vào đây và có ý định muốn gặp những
người đã đưa ông ra Bắc lần đó. Không rõ rằng ông đã tìm được “ân nhân”
của mình chưa? Họ ở cả Long Đất, Bà Rịa - Vũng Tàu chớ đâu! Kiếm họ
đâu có khó... Từ Sài Gòn, đi ô tô xuống đấy chỉ chưa đầy giờ đồng hồ!
Nhân viên của “ông chủ” Tư Mao
Tôi gặp chị Quách Thị Ánh Tuyết, tại nhà riêng ở Cần Thơ. Chị kể:
- Hồi ấy tôi hai mốt tuổi, tổ chức cử lên Sài Gòn làm nhân viên ở văn phòng
công ty Ngư Long giúp việc chú Tư. Văn phòng đóng ở quận 8. Một hôm,
xe cảnh sát ập tới. Quân cảnh đổ xuống, xông vào nhà, không tra vấn,
không hỏi han, chúng còng tôi, đẩy lên xe, rồi lục soát. Tới tổng nha cảnh
sát, một thằng đeo hàm đại uý, đưa ảnh chú Tư hỏi tôi: “Biết ai đây
không?”. Tôi đáp: “Biết! Ông chủ Công ty Ngư Long”. “Cô tới đó có việc
gì?”. “Ông thuê tôi làm công, trả lương tháng”. “Nói láo!- Thằng đại uý đập
tay xuống bàn, quát- Cô tưởng tụi này ngu lắm sao? Tư Mao là việt cộng cỡ
bự, đã bị bắt ở Vũng Tầu. Khôn thì khai ra. Ở Sài Gòn còn có những kẻ nào
cộng tác với Tư Mao?”. “Tôi chỉ là kẻ làm công tại văn phòng...”. “Cho suy
nghĩ năm phút... Nếu kém thông minh, đừng trách tụi này nặng tay...”. Doạ
nạt không được, nó tra tấn. Chẳng rõ sao, lúc đó tôi chẳng nghĩ đến mình
mà chỉ lo cho chú Tư... Ở nha cảnh sát một thời gian, nó tống tôi lên nhà lao
Thủ Đức... Không ngờ, sau bẩy lăm (1975), người lên nhà tù rước tôi về là
chú Tư. Nhưng lúc này, chú khác quá. Không nghe giọng nói, không thể
nhận ra. Tôi nhìn chú, ngạc nhiên hỏi: “Sao chú lại... biến thành người
khác?... Chú ở nhà tù nào về vậy?”. Chú Tư cười: “Chuyện đâu còn đó. Cứ