Thời gian ấy, các cơ sở hoạt động ở Nam Bộ được thông báo: Tư Mao đã hi
sinh trong chuyến công tác vừa qua. Biết tin ai cũng thương tiếc. Đơn vị
làm lễ truy điệu; và cố tình không để má con chị Tư hay. Song cái tin đau
đớn ấy đã đến với gia đình. Chị Tư và các cháu chỉ biết lén khóc thầm.
Hàng ngày, đến bữa ăn, chị lặng lẽ đặt bát cơm lên bàn thờ, cúng anh, và
mong anh phù hộ cho cả nhà mạnh khỏe…
Cùng thời điểm ấy, Bộ tổng tham mưu tới viện 108 gặp các giáo sư bàn
cách cải dạng khuôn mặt Tư Mao. Ít ngày sau, Tư Mao lặng lẽ nhập viện.
Tại đó, anh phải phẫu thuật cấy lại lông mày, nâng sống mũi, sửa lại cằm,
và làm cho mắt miệng khác đi… Những người đảm nhận công việc ở bệnh
viện đều khâm phục sự chịu đựng của anh. Mỗi lần chỉnh hình là đau đớn,
là mất sức… Nhưng chưa một lần anh rên la, thối chí. Các bác sĩ vẫn đùa
rằng anh có “lá gan sư tử”.
Một thời gian sau, anh trở lại bộ tổng tham mưu để tiếp tục công tác.
Nhưng, hầu hết những người quen đều nhận ra anh… Vậy là lại vào viện
lần thứ hai. Lần này phải cải dạng toàn bộ khuôn mặt. Tư Mao vốn hói đầu
phía trước, trán cao. Để thay đổi khuôn mặt ấy, các giáo sư ở viện 108 đã
phải làm một công việc hết sức khó khăn, lật toàn bộ mảng da đầu của Tư
Mao lên, xoay từ đằng trước ra đằng sau. Lần này thì Tư Mao có khuôn mặt
khác hẳn, trán hẹp, thấp, tóc phủ kín, còn sau gáy gần như không có sợi tóc
nào.
Ba tháng sau, với cái tên mới: Sáu Thuận, với khuôn mặt mới khác hẳn
khuôn mặt trước đây của mình, Tư Mao theo đường bộ, trở lại miền Nam.
Đến Tây Ninh, anh Sáu Nam lúc bấy giờ đang ở đó, không khỏi ngỡ ngàng
trước một “Tư Mao mới”… Sau mấy ngày bàn định công việc với anh Sáu
Nam, anh Sáu Thuận, tên mới của Tư Mao, theo đường hợp pháp, lần về
cứ.
Để giữ bí mật cho giai đoạn vận chuyển tới, Quân khu ra lệnh giải tán đoàn
S.950 và thành lập đơn vị mới, mang bí danh G.473. Anh Tư Mao làm đoàn
trưởng kiêm chính uỷ.
Sau một năm ngưng hoạt động, những con tầu lại lặng lẽ ra Bắc nhận vũ
khí. Chiếc tầu đầu tiên đi ở giai đoạn này mang biển số 82MT do anh Tư