ngồi ngoại vườn trò chuyện. Nói là vườn, nhưng chỉ là dẻo đất hơn chục
mét vuông. Vườn nhỏ vẫn nhiều cây cảnh, có xích đu để thư giãn và hàng
cau với nhiều tay trầu bám níu... Anh Phan Thắng là người rất Huế, giọng
nhỏ nhẹ, thân tình; cách nói rất gợi, khúc triết, dí dỏm, và văn hóa... nhưng
lại có cái gì đấy rất Nam bộ: dứt khoát, không khoan nhượng với điều mình
cho là không đúng. Thái độ rõ ràng, sòng phẳng.
- Đình Kính viết thì mình tin rồi, nhưng mình đề nghị tôn trọng sự thật.-
Anh hồ hởi nói - Lịch sử là sự thật! Viết trung thực, dẫu mất lòng ai đó,
cũng viết nghe. Ở Đoàn hồi ấy mình nhớ nhất là tay Chi, chúng mình vẫn
gọi vui là “Chi xắc xừ” làm trưởng phòng tác chiến. Tay này gỏi, rất nhiều
công nhưng có cá tính, thường nói thật nên cấp trên không thích. Hình như
ở đâu cũng vậy, người lãnh đạo không mấy khoái những tay giỏi hơn mình.
Cái cảm giác mình không bằng cấp dưới khiến họ khó chịu... “Chi xắc xừ”
cũng vậy. Giỏi quá lại thường thể hiện cái giỏi của mình ra nên đeo quân
hàm đại úy tới... 15 năm luôn...
Anh Phan Thắng cười. Lúc cười non anh rất trẻ. Đầu đã bạc trắng, nhưng
không ai nói anh đã sắp chạm tuổi 80.
- Bảo vệ sự thật là điều rất khó, nhưng phải làm. Kính và Nam vừa nhắc đến
chuyện anh Huỳnh Ba. Mình cũng thấy băn khoăn chuyện này. Hễ ai bị bắt
là nghi ngờ người ta khai báo. Khai hay không, phải có chứng cớ chứ. Chỉ
suy diễn, rồi nghi ngờ đồng đội, nên không? Chuyện đã qua, nước nhà đã
độc lập, cớ gì không đùm bọc nhau mà sống cho thanh thản. Có một hiện
thực không chối bỏ là chúng ta đã có một con đường trên biển rất đáng nể
trọng trong chiến tranh vừa qua. Vậy thôi. Những chuyện khác, ừ, nếu có
chăng nữa, cũng bỏ qua… Còn việc phong anh hùng, mình thấy rất nhiều
người xứng đáng. Nhưng tế nhị đấy. Không đơn giản đâu. Trong chiến đấu,
người ta có thể nhường nhau từng điếu thuốc, từng ngụm nước ngọt…
Nhưng hòa bình rồi, bình công, khó lắm. Ai cũng nghĩ mình là xứng đáng,
ai cũng nghĩ việc mình làm là quan trọng nhất. Có ai chịu ai đâu… Tội!
Lại cười. Nụ cười thật hiền và hóm. Anh nói rằng anh sống đến hôm nay là
nhờ có nụ cười ấy. Có lễ vậy. Anh và bạn bè của anh, những người có một
“tuổi thơ dữ dội”, bây giờ gặp nhau, đã là ông, là cụ rồi vẫn bá vai cười to,
kêu nhau bằng “thằng” hết sức tự nhiên, chân tình và trẻ trung. Ngôi nhà