Năm 1948, Vĩnh Mẫn được lên chiến khu học tập. Đợt đó, ngỡ vài ba năm,
ai dè 27 năm sau anh mới gặp lại Huế.
Học giỏi, là cán bộ trẻ, đảng viên trẻ, nên Vĩnh Mẫn được giữ lại trường
Lục quân Trần Quốc Tuấn làm cán bộ khung. Nhưng anh vẫn có nguyện
vọng ra chiến trường. Cầu được ước thấy, anh được bổ sung vào đoàn 139
để hành quân vào Nam Bộ tham gia kháng chiến. Rồi qua Căn Pu Chia, lại
về Việt Nam. Năm 1954, anh tập kết ra Bắc. Và không rõ duyên số sao,
năm 1965, anh về đoàn “tàu không số” làm tuyên huấn. Anh gắn với con
đường vận chuyển vũ khí trên biển Đông như một định mệnh… Và cũng
như nhiều cán bộ ở sở chỉ huy, mỗi lần tàu ra khơi là anh hồi hộp, thấp
thỏm lắng nghe, thấp chờ tin tức cho đến lúc tàu về đến căn cứ mới thở
phào nhẹ nhõm, để rồi lại thức trắng đêm ngóng đợi tin tức nơi những con
tàu khác ra đi… Cứ vậy trong nhiều năm…
Làm tuyên huấn là nói, là giảng giải, là “xác định”. Nhưng nói gì, “xác
định” gì với những người đã tự nguyện dấn thân, dám truy điệu sống trước
khi ra đi? Những giáo huấn sáo rỗng sẽ trở nên tẻ nhạt và vô duyên trước
những người dám hy sinh tính mạng mình vì sự nghiệp lớn lao của dân tộc.
Thôi thì thì hãy thể hiện cái tâm, sự thông cảm và lòng kính trọng đối với
những người lặng lẽ ra đi cùng con tàu thôi… Sự khoa trương với những lời
hoa mỹ giáo điều là không cần thiết với những con người như vậy…
Sau hơn nửa thế kỷ dấn thân tham gia cách mang, chang trai Vĩnh Mẫn,
người gọi vùa Hiệp Hòa là cố nội, lại trở về Cố đô, nơi một thủa cụ cố đã
ngồi ngai vàng trị vì. Anh lại sống trong ngôi nhà do ông cha để lại kế cận
bờ sông Hương… Ngôi nhà nho nhỏ trong một khu vườn nho nhỏ của anh
trở thành địa chỉ tin cậy của bạn bè xa gần…
- Khi nào mình gặp Đình Kính nói chuyện nhiều. Bây giờ nói mấy câu vậy
để anh em đi kẻo nóng. Tội!
Anh ve vẩy cái quạt trong tay về phía tôi, thái độ thật thân tình, ánh mắt thật
ấm áp.
Rời Huế, tôi nghĩ mãi về cuộc đời anh Phan Thắng Vĩnh Mẫn. Cháu một
ông vua triều Nguyễn trở thành một đảng viên có hơn 60 năm tuổi đảng, trở