HUYỀN THOẠI TÀU KHÔNG SỐ - Trang 254

Sau hai tuần học tập, anh em đã nắm được những điều cơ bản về các loại
búa máy có trong tay. Thời gian chậm hơn so với dự định, nhưng đã có cách
bù lại. Chúng tôi chia nhau làm ba ca mỗi ngày. Cọc đóng tới đâu, dầm lao
ra tới đó. Rồi lát ván. Đóng đinh. Hối hả. Náo nức.

Ngày 15 tháng 5, là thời điểm hồi hộp. Hôm đó chúng tôi thử tải, đo trình
độ và hiệu quả công việc của đơn vị tháng qua. Khi chiếc xe Gát 63 bắt đầu
bò lên cầu tầu, thót tim. Chiếc xe đi chậm, rồi tăng tốc độ, chạy tới, chạy
lui. Lúc nó dừng lại, chúng tôi vui mừng ôm lấy nhau, reo hò... Vậy là
thành công rồi. Cầu cảng K.15 đã hoàn thành. Bắt đầu làm nhiệm vụ lịch sử
của nó.

Sau lễ bàn giao cầu cảng cho đoàn “tầu không số” 759 (tức Lữ đoàn 125
sau này), chúng tôi được chứng kiến chiếc tầu sắt của các anh cập vào đây
lấy hàng...

“Cây số 0” của con đường trên biển được xây dựng như thế... Đã hơn bốn
mươi năm rồi, chiến tranh đã lùi xa, những người xây cầu cảng cũng đã rời
quân ngũ về với cuộc sống đời thường, nhưng những kỷ niệm về những
ngày sôi động ấy, và chiếc cầu cảng lịch sử đó thì không thể quên.

Vâng, chúng tôi không quên, nhưng nhiều người thì đã quên... Một lần trở
lại Đồ Sơn, cầu cạnh van vỉ mãi, những người bảo vệ sòng bạc với tên gọi
khác: "khu vui chơi giải trí", mới cho chúng tôi vào khu vực cầu tầu. Men
theo con đường gập ghềnh đá gan gà, dưới chân Ca si nô, tôi lần tới mép
nước, đứng lặng nhìn ra. Nơi có gần trăm con tầu từ đây xuất phát, vượt
biển đưa vũ khí vào chiến trường, nay chỏng chơ mấy chiếc cọc xi măng,
hà bám xiêu vẹo. Dầm cầu đã bị phá. Gỗ lim lát sàn cũng chẳng còn... Có
một cái gì đó thoáng qua, buồn ngẩn ngơ. Chợt nhớ câu thơ của Bà Huyện
Thanh Quan: “Cảnh đấy người đây luống đoạn trường”. Lại nhớ, trước khi
bắt đầu thi công, Phó tổng tham mưu trưởng Lê Trọng Tấn căn dặn: "Đây là
chiếc cầu tầu quan trọng, là dấu ấn của lịch sử. Sau khi chiến tranh kết thúc,
phải bảo vệ để con cháu rõ được chúng ta đã có một con đường như thế
nào". Vậy mà...

Vừa rồi hay tin Bộ Tư lệnh Hải quân và Lữ đoàn 125 có ý định xây dựng ở
đây một một bia di tích, đã mừng. Nhưng rồi lại biết, phần đất, phần biển

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.