- Nhiều… Mỗi chuyến đi là một kỷ niệm. Mà kỷ niệm nào cũng ấn tượng.
Lần đầu tiên tôi tham gia chở vũ khí vào Nam là năm 1962. Sau khi tàu
Phương Đông 1 của anh Dĩa, anh Một vào Vàm Lũng (Cà Mau) thành công,
đoàn tổ chức đi hai chuyến nữa, mang tên Phương Đông 2 và Phương Đông
3. Tàu chúng tôi là tàu Phương Đông 4. Đây là chiếc tàu gỗ cuối cùng tham
gia đưa vũ khí vào trong đó. Sau này chúng tôi đi toàn tàu sắt. Tàu có 12
người, do anh Lê Văn Thêm làm thuyền trưởng, anh Trương Xuân Quang
làm thuyền phó, anh Đặng Văn Thanh làm bí thư chi bộ. Anh Thanh sau
này được phong anh hùng đấy. Bộ phận máy có anh Nguyễn Thanh Thưởng
và anh Thôi Văn Nam; anh Nghiêm làm báo vụ; thủy thủ có Nguyễn Văn
Thanh, Bùi Văn Thắng, tôi, Nguyễn Văn Đức, anh Dương Văn Lộc và anh
Trần Nhợ. Anh Lộc và anh Nhợ hồi ấy nhiều tuổi rồi, nên chúng tôi vẫn gọi
vui là già Lộc, già Nhợ. Hai anh là người thiệt tốt. Được giao làm hậu cần,
chu đáo hết sức, chăm lo cho mọi người từng ly từng tý. Sau này nghe tin
hai anh hy sinh, lại không tìm thấy xác trong vụ hủy tàu 41 ở Quảng Ngãi,
chúng tôi thương tiếc vô cùng. Tại sao những người đức độ, chỉ biết vì mọi
người như anh Lộc, anh Nhợ, lại chết? Vô lý quá!
Anh Mười lặng đi một lúc. Chị Quỳnh áy náy nhìn chúng tôi. Chị nói:
- Nhà tôi dễ xúc động. Hễ nhắc đến các anh em hy sinh là khóc. Mà phải
thôi, một thời chia nhau bát nước, say sóng lả người, chung cái sống, cái
chết, nay người còn, người mất, thật tội.
Chị Quỳnh người Hải Phòng, là em vợ anh Phan Bảng, một đồng đội trên
“tàu không số” với anh Mười. Thấy anh có hoàn cảnh éo le, mới vun vào để
hai người nên vợ nên chồng. Họ cưới nhau năm 1971. Sau chiến tranh, anh
vào Cát Lái, rồi xuống Vũng Tàu công tác. Chị theo, để được gần chồng…
Con trai anh chị làm ở Thành phố Hồ Chí Minh, con gái lấy chồng.
- Về già, lại chỉ vợ chồng sống với nhau - Chị Quỳnh nói - Thỉnh thoảng
bạn bè và mấy anh trong đoàn “tầu không số” qua lại chơi, ôn chuyện cũ,
nên không biết buồn.
Tôi hỏi thêm về chuyến đi của tàu Phương Đông 4. Anh Mười Tiến kể:
- Tàu chúng tôi xuất phát ngày 14 tháng 12 năm 1962, chở hơn 30 tấn vũ
khí vào Cà Mau. Hôm đó gió mùa Đông Bắc. Gió cấp 6. Biển động. Tàu cố