HUYỀN THOẠI TÀU KHÔNG SỐ - Trang 34

- Chúng tôi kẹt lại bến - ông Bẩy Thắng kể tiếp - và được biên chế tạm thời
thành một đội, thuộc đoàn 962... Thời gian sau, đơn vị cho tầu vô, rước về...
Trong thời gian kẹt lại Trà Vinh, tổ chức bí mật bố trí để vợ tôi tới thăm.
Chúng tôi được gặp nhau trong thoáng chốc. Ai dè, lần ấy, bả mang thai.
Năm sau thì con Huệ, đứa con gái út ra đời. Thời mang thai, bả cực khỏi
nói... Tôi nhìn ông Bảy Thắng, lại nhìn bà Ba, vợ ông, cả hai đã yếu lắm,
nhưng là chỗ tựa của nhau những năm cuối đời, thấy có cái gì đó cảm động.
Một mối tình đẹp lúc trẻ, và càng đẹp hơn lúc về già... Lần ấy, hai người sau
bao xa cách được gặp nhau, gặp nhanh như thể trong mơ. Những mong chờ
nhớ nhung dồn nén, có cơ bung ra. Đam mê. Cuống quýt. Hạnh phúc... Rồi
anh theo tầu ra Bắc. Chị trở về, cay cực chịu bao điều tiếng. Tình thế lúc ấy,
vì bí mật của con đường, không cho chị thú nhận rằng đứa con sắp ra đời là
của anh. Nhưng chị cũng không đủ sức để phải chịu tiếng “chửa hoang”.
“Chửa hoang”, với người phụ nữ, trong cái nhìn của bà con lối xóm là dơ
dáy, xấu xa lắm! ấy là chưa tính, chị còn là đảng viên, còn là uỷ viên ban
chấp hành phụ nữ xã... Không sao khác, đành âm thầm nín chịu. Điều an ủi
duy nhất của chị là, luôn nghĩ rằng có anh bên cạnh. Chi bộ khai trừ. Phụ nữ
không tín nhiệm. Bao năm hoạt động, vậy là trắng tay...

- Sau một chín bẩy lăm (1975) tôi về, mọi điều mới vỡ ra - Ông Thắng kể -
Tổ chức có ý phục lại đảng tịch cho nhà tôi, nhưng bả không nghe. Bả có
lý: “Vào Đảng là để cống hiến, là để làm việc cho Đảng, cho dân. Thời trẻ,
việc nào làm được, mình đã làm rồi. Vô du kích thời chống Pháp. Làm đoàn
thể thời chống Mỹ... Nay đã già, làm được gì nữa mà vô. Mình vô là để
đóng góp thiệt chớ đâu phải vô để lấy cái danh hiệu đảng viên. Khỏi hình
thức đi ông”. Nghe thấy phải, tôi thua. Bả nghĩ sâu hơn mình thiệt.

Ông Thắng cười. Nụ cười của người biết bằng lòng, thoả mãn với những gì
mình có... Ngoài vườn, nắng trải vàng, và gió từ biển thổi về, lao xao. Nơi
con đường cái mới mở chạy qua ngõ, lạo xạo tiếng lốp xe... Tôi rót chén
nước, đưa về phía ông:

- Nghe nói chú đã từng đưa ông Lê Đức Anh từ ngoài Bắc vô?

- Có! Lâu rồi. Nhưng vẫn nhớ. Đó là đầu tháng ba năm một ngàn chín trăm
sáu tư (3 - 1964). Đội tầu số 5 do Nguyễn Phan Vinh làm thuyền trưởng, tôi
làm chính trị viên chở 69 tấn hàng cho Bạc Liêu vừa về, thì đoàn trưởng
Đoàn Hồng Phước kêu lên. Ông bảo: “Thuyền của Vinh và Thắng chuẩn bị

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.