HUYỀN THOẠI TÀU KHÔNG SỐ - Trang 80

Hết 10 người mửa từ sáng đến giờ, quá mệt. Người canh gác, người lái đều
oải, không thể chạy tiếp được nữa. Tập thể đồng ý trở lại bến cũ… Sáng 28
tháng 10, ghe máy ra đón và dẫn vào đậu chỗ cũ. Biết tàu gỗ không thể nào
chạy nổi với thời tiết này, ngược sóng gió, chúng tôi để nghị Trung ương
cho tàu vào kéo hoặc quá giang tàu sắt ra… Cuối tháng 11 năm 1963, Ban
chỉ huy bến cho biết Trung ương đồng ý cho chúng tôi quá giang tàu sắt.
Chúng tôi rất mừng và chuẩn bị bàn giao để ra… Phần bàn giao làm tốt,
biên nhận sổ sách đầy đủ. Ngày 30 tháng 11, tàu đồng chí Đạt (tức thuyền
trưởng Đinh Đạt - ĐK) đến. Ngày 3 tháng 12 dự định đi nhưng sóng to, ở
lại đến 6 tháng 12 mới xuất phát. Ngày 12 tháng 12 chúng tôi về đến H10”

Chỉ một tuần, tàu 41 đưa được vũ khí vào Bà Rịa, nhưng phải mất gần hai
tháng, các thủy thủ tìm đủ mọi cách mới về đến đơn vị. Một cuộc hành trình
nhọc nhằn và gian nan.

Tôi quay qua ông Đặng Văn Thanh, và hỏi:

- Có chuyến nào ta phải hủy tầu không, chú Tám?

- Có chớ! Đó là chuyến đi vào bến Lộ Giao thuộc Hoài Nhơn, Bình Định
năm sáu tư (1964). Cũng là chuyến đầu tiên mở đường, mở bến vào Khu V.
Lộ Giao là bãi ngang, bờ cát đổ ra thoai thoải, nên chỉ có thể đưa tầu vào
khi nước cường. Thả hàng trong đêm và phải rút ra trong đêm. Việc bốc dỡ
hàng nơi bến ngang không dễ như các bến ở Nam Bộ. Địa hình khu Năm
trống trơn, không có kênh rạch, lại giáp lộ Một. Lần ấy có chút trục trặc,
nên mãi gần 4 giờ sáng mới vào được bến. Sóng ở bãi ngang rất lớn, việc
lấy hàng thật khó khăn. Trời sắp sáng thì cũng như lần vô Bà Rịa, tầu sục
vào cát, nhưng lần này máy hỏng nặng. Sau khi bến lấy hết hàng, chúng tôi
quyết định đốt tầu, xóa mọi dấu vết. Du kích ở bến tung tin, có một tầu cá
từ Nam Bộ ra, gặp nạn. Bọn địch cũng cho rằng đó là một vụ hoả hoạn do
dân đánh cá sơ suất khi đốt hà, nên không chủ tâm điều tra.

- Anh em thủy thủ ở lại Bình Định luôn sao, chú Tám?

- Về Bắc chớ. Dìu díu nhau lội Trường Sơn, không đi về hướng Bắc, mà đi
xuôi xuống Vũng Rô (Phú Yên) chờ tàu của đoàn đưa vũ khí vào rước về.
Lội bộ từ Lộ Giao vào được Phú Yên mất ba tháng ròng. Cuối cùng theo tàu
41 của Hồ Đắc Thạnh trở ra miền Bắc… Rồi lại lĩnh một con tầu khác, và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.