Khoảng giờ thìn quân viễn thám báo về: - Từ cuối giờ tí sớm nay, hết
thảy quân giặc đã chuyển quân, mã, bộ, thủy đều theo đường sông Thao tiến
xuống phía ngã ba Bạch Hạc và hiện thời quân kỵ và quân bộ của chúng
mới chiếm lĩnh phía tả ngạn chứ chưa có dấu hiệu chúng chuyển sang hữu
ngạn. Vậy là giặc còn cách Bạch Hạc chừng bảy mươi dặm nữa. Trần Nhật
Duật ra ngoài trời xem thời tiết, vẫn mưa bụi lây rây, bầu trời vẫn u ám và
đứng gió. Ông nhẩm tính: - Tuy xuôi nước, nhưng vào những ngày này là
ngày nước lừa lúc lên lúc xuống, giặc lại dùng thuyền to nên không thể đi
nhanh được. Quân kỵ của chúng có sức đi nhanh tới sáu, bảy chục dặm
[48]
một giờ
[49]
nhưng chúng không thể bỏ mặc quân bộ và quân thủy. Vì vậy,
nếu thời tiết không thay đổi thì trong khoảng giờ tuất
[50]
đến giờ hợi
[51]
giặc sẽ lọt vào khu vực trận địa ngã ba sông này. Thế nhưng nếu trời hửng
nắng lại có gió, thuyền đi nhanh mặt đường lại se thì quân bộ cũng đi nhanh
hơn, giặc có thể tới Bạch Hạc vào khoảng giờ thân
[52]
hoặc giờ dậu
[53]
.
Ông nhẩm tính - về mùa này cuối giờ thân đầu giờ dậu đã vào khoảng tranh
tối tranh sáng.
Thượng tướng Trần Nhật Duật nhẩm tính: - Ngoại trừ giặc dừng lại
giữa chừng cắm trại thì không kể, còn như giặc cứ đi tiếp thời vào các giờ
đó rất thuận cho quân ta tác chiến. Từ Bạch Hạc ngược lên khoảng ba chục
dặm rất nhiều nhánh sông nhỏ thông ra với sông Cái, chỉ thuyền nhỏ mới ra
vào được. Từ các nhánh sông nhỏ này ta đã cho quân phục đổ ra khiêu
chiến làm rối loạn hàng ngũ giặc, làm cho binh sĩ giặc hoảng loạn khi đi sâu
vào đất ta. Tính ra cứ năm, mười dặm lại có một nhánh sông nhỏ ăn thông
ra với Thao giang. Xem ra tới lúc này giặc vẫn chưa có ý định đưa quân kỵ
và quân bộ sang hữu ngạn.
Trần Nhật Duật đã sai các tướng và chia quân đi các ngả đón lõng
giặc để lùa nó vào nơi mà ta đã mai phục. Ông tự biết quân mình chưa bằng
phân nửa quân nó, nên chỉ có thể đánh tiêu hao làm nhụt nhuệ khí giặc rồi
lui quân bảo toàn lực lượng, chờ khi giặc mệt mỏi ta mới phản công đánh