- Quả thực ông là một người cao thượng, chúng tôi không theo kịp.
Cả hai vị vạn hộ đều nói.
Quan Thiêm sự phán phủ Lê Yến sửa lại áo mũ chỉnh tề dẫn Đại Thúc
hầu Trần Dục tay cầm ngọc tỉ, đầu đội mũ tế đằng
[60]
có khảm ngọc đến tạ
ơn, Lê Tắc đều khước từ.
Lê Yến bèn quỳ xuống nói:
- Nếu không vì tấm lòng nghĩa hiệp mà ông đổi ngựa cho thì tôi với vị
hoàng tử này sao còn có hôm nay. Đúng là ông đã sinh ra tôi lần thứ hai, tôi
tuy hơn ông bảy tuổi nhưng cho phép tôi được nhận ông là cha và xin dâng
ông một hạt hoàng nê thạch này và hai tấm vải của xứ Cao Ly gọi là một vật
nhỏ trong lễ tạ ơn.
- Việc xưng hô là tùy tâm ông, tôi không dám nhận cũng không dám
từ, còn như các vật kia ông nên giữ lấy. Bình sinh tôi ham sống nên không
dám giữ vật quý bên mình, mong ông hiểu giùm cho. Lê Tắc cố từ, không
nhận của ai một vật gì.
Lũ người bại trận này không dám tiếp tục vào Đại Việt, cũng không
dám trở lại Yên Kinh mà cứ nằm lại Tư Minh chờ chiến cuộc. Nếu Thoát-
hoan chiến thắng thì việc vào Đại Việt chẳng có khó khăn gì, nếu Thoát-
hoan bại ắt phải chạy về nước theo con đường này, lúc ấy đều là quân bại
trận cả, chẳng còn ai xét đến tội lỗi nữa mà phải lo.
Lúc này đại bản doanh của Thoát-hoan đã trụ vững cả một vùng rộng
lớn mà Vạn Kiếp là trung tâm. Đóng quân tại Vạn Kiếp, Thoát-hoan kiểm
soát con đường thủy huyết mạch của Đại Việt. Nó đảm bảo việc nối liền với
chính quốc bằng sông Bạch Đằng ra cửa An Bang
[61]
để ra biển. Đây là con đường tiến, thoái vừa thuận tiện vừa lợi hại vào bậc
nhất. Ngược lên sông Bình Giang có thể lấy viện binh từ trong nước qua ải
Nội Bàng xuôi về Vạn Kiếp. Còn như lấy sông Thiên Đức có thể kéo một
mạch về tới Thăng Long, lại từ Thăng Long xuôi Long Hưng, Thiên