cửa sông Tiên Yên. Những trạm canh ở trên núi cao hoặc trên các ngọn cây
cao trên đỉnh núi, tức là những vọng hải đài đặt dọc bờ biển và rải khắp
trong khu quân cảng, thương cảng Vân Đồn ngày đêm dõi theo động tĩnh.
Từ bữa Trần Đa cho chạy ngựa lưu tinh về báo tới nay đã ba ngày vẫn
chưa thấy bóng dáng thuyền quân của Ô-mã-nhi.
Chừng giờ tỵ ngày thứ tư thì từ trạm quan sát Tiên Yên cho chạy ngựa
về phi báo: “Ngay lúc này Phó tướng lên đài quan sát có thể nhìn thấy binh
thuyền giặc bằng mắt thường”. Nhân Huệ vương lập tức leo lên núi và trèo
lên đài quan sát bắc bằng mấy gióng tre lát nứa làm sạp trên đỉnh ngọn mấy
cây sến cao vút. Định thần một lúc quả có thấy hình ảnh di động lờ mờ từ
rất xa. Và chừng một khắc canh giờ, mặt trời lên cao, bầu trời quang đãng
thì hình ảnh đoàn thuyền kéo dài dằng dặc nom như một đàn chim sẻ.
Chừng một canh giờ sau thì hình ảnh đó đã to dần bằng hình đầu người.
Ông liền sai hai đứa thư nhi và khẩu dụ: “Ngươi đến ngay doanh của tướng
Nguyễn Khoái và tướng Nguyễn Chế Nghĩa nói rằng binh thuyền của giặc
khoảng chiều tối hoặc đêm mai sẽ tới vùng An Bang. Cũng có thể chúng
đến sớm hơn hoặc muộn hơn là phụ thuộc vào sức gió”.
Sau đó ông giao nhiệm vụ cho các trạm quan sát phải đếm từng chiếc
thuyền một cho chính xác.
Ngay lập tức ông bày thế trận xung quanh vùng căn cứ, nếu giặc vào
sẽ dụ chúng tới gần sát bờ để đánh hỏa công. Nếu giặc đi thẳng về An Bang
thì chúng coi như quân ta đã sợ hãi bỏ trốn hết. Và như vậy giặc sẽ càng
thêm kiêu ngạo mà nảy sinh sơ hở.
Chừng cuối giờ dậu chiến thuyền đầu tiên của giặc lướt qua khu vực
có luồng dẫn vào vùng căn cứ Cửa Vạn mà phó tướng Nhân Huệ vương đã
bày trận. Thượng tướng căng mắt nhìn thấy cả chục chiến thuyền nối đuôi
nhau lướt qua và không có một dấu hiệu nhỏ nào chứng tỏ giặc muốn dừng
lại, Trần Khánh Dư yên tâm rằng ông đã lừa được giặc. Nước triều đang
lên, gió đông bắc thổi mạnh, xuôi gió thuyền giặc càng lao nhanh như ngựa
chạy. Mặt trời đã chìm xuống đáy biển từ lâu để lại một không gian tĩnh
lặng và tối om. Trần Khánh Dư đang băn khoăn tự hỏi: - Không biết giặc có