lực lượng chẳng còn gì.
Đùng một cái triều đình lại có chiếu bắt Khánh Dư và sai trung sứ
xiềng lại đem về Thăng Long trị tội. Thăng Long rục rịch di tán. Tiếng loa
nói suốt ngày đêm thúc giục người già, trẻ nhỏ và đàn bà phải rời khỏi kinh
thành ngay. Phố phường vắng vẻ, ban đêm lạnh tanh không một ánh đèn.
Khắp nơi chỗ nào cũng thấy hai chữ “thanh dã” thật to. Và trên những bức
tường bao quanh các lâu đài, dinh thự, hoặc nơi quán xá, đình đền, chùa
tháp đều thấy các dòng chữ viết nét mực còn tươi nguyên, cũng có những
bảng chữ chắc viết từ cuộc chiến năm Ất Dậu có chữ đã bị mưa xói làm cho
mờ nhòe vừa tô lại. Dù cũ, dù mới đều cùng một nội dung: “Tất cả các
quận huyện trong nước nếu có giặc ngoài đến phải liều chết mà đánh. Nếu
sức không địch nổi thì cho phép lẩn tránh vào rừng núi, không được đầu
hàng”.
Đang đêm Quốc công tiết chế Hưng Đạo vương lên ngựa vào cung
Thánh Từ.
Vừa thấy Quốc công, thượng hoàng Thánh tông đã ra tận bậc thềm
chào hỏi:
- Có việc gì mà Quốc công phải tới vào giờ này.
Quốc Tuấn toan quỳ, thượng hoàng Thánh tông vội đỡ ông dậy và
nói:
- Anh Quốc Tuấn, giặc sắp vào đến vương thành mà sao anh vẫn cứ
thủ lễ vậy?
- Tâu, thượng hoàng có thương thần mà miễn lễ, thần cũng không
dám bỏ. Chiến tranh, nhiều việc hệ trọng, thượng hoàng cho phép thần vào
cung tâu báo bất kể khi nào có việc cần kíp.
- Cái đó thì đã hẳn rồi, Thánh tông đáp. Nhưng quan gia đã trao cho
Quốc công toàn quyền thống chế việc quân sao anh không cứ tự tiện mà
quyết, đi lại nhiều vừa mất sức đôi khi lại chậm việc.
Lúc này nhà vua mới kịp nhìn lại Quốc Tuấn ông ăn vận quê mùa như
một lão binh phu. Đầu quấn chiếc khăn vành dây màu nâu trùm lên và ép