phía ngoài để đánh tạt sườn đoàn thuyền lương. Như vậy ta chặn đầu, chặn
đuôi và tạt sườn buộc chúng phải đi vào Cửa Vạn. Nếu chúng chui vào Cửa
Vạn thì ta đủ sức tiêu diệt tới ba vạn quân thủy của giặc, và các thuyền
lương không bị đắm trong lúc giao tranh ắt bị ta bắt sống và thâu lấy lương
thực.
Hai mũi chặn đầu và khóa đuôi giặc đều phải dùng nỏ liên châu và tên
bùi nhùi bắn cháy hết buồm của giặc. Phải nhanh chóng đánh gục đám quân
hộ vệ này thì việc bắt thuyền lương của giặc sẽ bớt khó khăn. Tuy nhiên,
quân của Nguyễn Chế Nghĩa phải dùng nỏ liên châu bắn tên bùi nhùi, diêm
tiêu đốt cháy một số thuyền lương. Khi có ngọn lửa bốc lên, giặc sẽ hoảng
loạn. Ta giả định, nếu giặc lọt vào trận địa ta vào buổi trưa hoặc non chiều,
thời ta có thể tiêu diệt chúng như ta mong muốn. Ngược lại, nếu chúng tới
đây vào lúc đêm tối, có thể chúng sẽ chạy tứ tán ra biển khiến ta khó bề truy
đuổi.
Nhân Huệ vương ngừng lời, ông nhìn các tướng xem họ có đồng tình
hay phản bác cái kế ông vừa đưa ra.
Nhân Đức hầu Trần Đa gương mặt tươi rói, ông thầm vui bởi chủ
tướng hoạch định kế bại giặc trong đó có dụng đến kế của ông. Trái lại
Nguyễn Khoái mặt đỏ gay, xin nói:
- Bẩm vương, Khoái này là đồ bỏ hay sao mà không thấy chủ tướng
sai bảo.
- Không phải không có việc cho tướng quân, nhưng ta còn phải cân
nhắc, bởi ta e hơi quá sức ông, vì việc này lớn lắm.
Với vẻ quả quyết, Nguyễn Khoái nói:
- Bẩm vương, dời núi lấp biển quả là ngoài tầm với của Nguyễn
Khoái, còn như đánh giặc thì đúng là việc của mạt tướng đấy, xin vương
chớ ngại trao việc khó cho Khoái.
- Vậy thì Nguyễn Khoái nghe lệnh: - Tướng quân lĩnh một muôn
quân, thuyền bè, khí giới đầy đủ, một nửa phục trước Cửa Đối, nếu thuyền
lương của giặc có ý định không vào Cửa Đối mà tìm đường đi thẳng vào