sẽ là quân tăng viện. Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão đã vào cấm thành
nhận mệnh, chỉ còn các phó tướng trấn tại cửa sông Thiên Đức nối với sông
Cái - cổng vào Thăng Long bằng đường thủy.
Thành Thăng Long vắng hoe, phố phường không một bóng người.
Ngay cả đám khách trú cũng buộc phải di tán sâu về các miền quê khuất
lấp, bởi như cuộc kháng giặc năm Ất Dậu, dân khách trú ở lại thuần đi lùng
sục khắp nơi lấy lương thực, thực phẩm về bán cho giặc. Cũng không ít kẻ
chỉ đường dẫn lối cho giặc đi đánh quân ta hoặc moi móc các hầm cất giấu
lương thực.
Thỉnh thoảng lại ló một toán dân binh phối với quân tứ sương đi tuần
tra các phố, đề phòng quân gian hoặc trộm cắp lọt vào hôi của.
Mờ sáng ngày hai mươi ba tháng chạp, hữu thừa A-ba-tri lĩnh hai
ngàn kỵ binh xuất phát từ Vạn Kiếp, hữu thừa Trịnh Bằng Phi lĩnh hai vạn
bộ binh xuất phát bằng thuyền từ Lục Đầu giang, ngược về phía sông Thiên
Đức, tham tri chính sự Ô-mã-nhi và tham tri chính sự Phàn Tiếp đem theo
bốn trăm chiến thuyền cùng năm vạn quân thủy, sau khi đánh chiếm Thăng
Long, nếu chưa bắt được cha con Nhật Huyên và Hưng Đạo thì truy đuổi
tiếp, và tách ra một bộ phận cùng với quân kỵ về chiếm Thiên Trường,
Long Hưng…
Khoảng đầu giờ thân ngày hai mươi ba tháng chạp quân kỵ của giặc
đã tới đoạn gần ngã ba nơi sông Thiên Đức và sông Cái
[67]
gặp nhau. A-
ba-tri ghìm cương ngựa nhìn dòng sông mà ngán ngẩm. Cho dù mùa nước
cạn xem ra vẫn còn mênh mang lắm, và nước vẫn chảy xiết như thể ném
lao. Y khẽ hất bả vai trái, nơi mắc hai cây cung
[68]
tức cây cung ngắn tách ra khỏi bả vai, tay phải y đỡ lấy và vòng tay trái về
phía sau gáy nhón một mũi tên từ trong giỏ đeo sau lưng. Chỉ trong chớp
mắt A-ba-tri đã kịp lắp tên và giương cung căng hết cỡ bắn chúc xuống
lòng sông, mũi tên nổi bềnh lên ngay sau đó. A-ba-tri xoay ngựa đi lại mấy
vòng quanh khu vực để quan sát địa hình. Y phóng tầm mắt nhìn qua sông
Cái về phía bờ tây, biết ở phía sau những dải rừng xanh mút tầm nhìn và lúc