ta chỉ quen ăn cỏ trên thảo nguyên. Nếu không có cỏ khô phải cho ăn bằng
lúa thì vô cùng tốn kém, nuôi một con ngựa bằng nuôi cả chục tên quân.
Sức khỏe trong quân hiện nay đang tốt bởi khí hậu cũng lạnh se như
phương bắc. Tuy nhiên nếu trời đổ mưa dầm thì lũ quân Giang Nam chỉ tìm
nơi đốt lửa sưởi mà quân phương bắc cũng rất khó chịu. Lại thêm nỗi tết
nhất sắp đến, đám quân người Trung Hoa càng tỏ vẻ nhớ nhà. Việc đóng
thuyền bè đang trôi chảy, ngoài việc đóng thuyền mới, quân còn đi cướp
được của dân thuyền chài Giao Chỉ cũng được vài trăm chiếc có thể dùng
tạm được.
Bẩm Trấn Nam vương theo tôi nghĩ, quân không nên cho nghỉ lâu.
Nghỉ lâu sinh trễ biếng, quần tụ dễ nảy chuyện không hay, chi bằng ta cho
quân đánh thần tốc về Thăng Long nhân sắp tết, cha con Nhật Huyên đang
lo cúng tế tổ tiên, chắc quân nó có phần bê trễ.
Thoát-hoan tỏ vẻ hài lòng bèn hỏi lại:
- Vậy lúc nào ta có thể khởi binh được?
Áo-lỗ-xích đáp:
- Tâu, nếu Trấn Nam vương ra lệnh, quân có thể lên đường bất cứ lúc
nào.
- Các tướng nghe ta nói đây, Thoát-hoan hạ lệnh. - Mọi chủng quân
đều phải chuẩn bị sẵn sàng, trong hai hoặc ba ngày nữa ta xuất binh đánh
Thăng Long. Đầu giờ thìn ngày mai, các tướng đến nhận kế tại doanh của
ông bình chương, vừa nói Thoát-hoan vừa chỉ tay vào viên phó tướng Áo-
lỗ-xích.
Tiếng hô đồng thanh: - Tuân mệnh!
Rồi ai về trại ấy.
Tại Thăng Long, Hưng Đạo đã rước hai vua xuống thuyền từ nửa đêm
xuôi về đại bản doanh của ông để các ngài giám sát thế trận và cả huấn hỗ
khi cần. Cùng đi theo hai vua có thượng tướng Chiêu Minh vương Trần
Quang Khải cùng với số quân của phủ Chiêu Minh, các vệ tả hữu Kim ngô,
Thần bổng, Tứ thiên, Tứ thánh đều theo vua hộ giá. Và khi cần, quân hộ giá