không thực tâm sám hối, ta e rằng thí chủ phải trải qua cả ngàn kiếp khổ lụy
để trả nghiệp.
- Làm thế nào để đầu óc khỏi si mê, xin hòa thượng chỉ giùm ta, Ô-
mã-nhi nói ra điều đó từa tựa như một sự tỉnh ngộ.
- Dĩ trí tuệ kiếm phá phiền não tặc (phải lấy trí tuệ làm gươm để phá
tên giặc phiền não tức là sự u tối đang lẩn khuất trong ta).
Tuy nhiên thí chủ không thể phá chấp ngay được đâu, phải bình tâm
nhìn thấu vào chính mình và phải biết hối hận bởi các hành vi gây ra cái ác,
dốc lòng từ bỏ nó, làm quen dần với điều thiện, việc thiện rồi hành thiện lìa
ác, đó là cả một quá trình đi tới giác ngộ, thí chủ nên nhớ lấy và phải kiên
nhẫn, bởi làm điều thiện, việc thiện khó hơn làm điều ác nhiều lắm đấy. Nói
xong hòa thượng quay đi và người tìm một chỗ quang đãng để tọa thiền.
Ô-mã-nhi thấy bâng khuâng trong dạ và tự hỏi: - Vậy chứ những
thành tựu đưa ta tới vinh quang chói lọi, thiên tử tôn vinh ta là bạt-đô, chức
tước tới hàng cực phẩm lại là việc ta giết được nhiều người ư? Câu hỏi đó
cứ luôn ám ảnh trong đầu Ô-mã-nhi như là một sự tự vấn cái gọi là lương
tâm của y.
Đã có lúc Ô-mã-nhi lân la bắt chuyện với Chiêu Văn vương Trần
Nhật Duật, nhưng việc đó không thành. Bởi cứ nghĩ tới việc y và Phàn Tiếp
khai đào huyệt mộ của vua cha thì vương chỉ muốn xé xác y thành trăm
mảnh.
Sự có mặt của Chiêu Văn vương là để giám sát dọc đường xem y có
giở trò càn rỡ hoặc liều lĩnh quyên sinh. Khoảng gần cuối giờ sửu thuyền
cập bến Bình Than, quân dẫn y vào một căn nhà nhỏ bốn bề màn sáo chăng
kín, cửa chính nhìn vào phía tường sau một căn nhà có nền cao ngang mái
căn nhà dùng để tiếp Ô-mã-nhi. Rõ ràng những căn nhà này được dựng ven
sườn đồi.
Ô-mã-nhi được dẫn vào phía trong, có buồng ngủ và có nến thắp
sáng. Y mệt quá thiếp đi. Giấc ngủ chập chờn lúc hiện ra hình ảnh vị hòa
thượng và những lời khuyên, lúc thì hàng đoàn đông đúc những người thân