HUYẾT CHIẾN BẠCH ĐẰNG - Trang 409

[19]

Lê Phụng Hiểu người làng Cổ Bi, hương Băng Sơn thuộc Châu Ái có sức khỏe hơn người, mỗi

bữa có thể ăn hết mấy đấu gạo và nhổ tre trong bụi làm gậy đánh nhau. Ông có công giúp Lý Thái
tông dẹp loạn Tam vương năm Mậu thìn (1028).

[20]

Mỗi sải tay tương đương 1 mét. Với mớn nước này như ngày nay, tàu từ 5 đến 10 vạn tấn có thể

ra vào được.

[21]

Đại Đô thế kỷ 13 của nhà Nguyên tức Yên Kinh cũ của nhà Tống và Bắc Kinh sau này của các

nhà Minh, Thanh, Trung Hoa dân quốc và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

[22]

Phao-lồ - là tên mà Hốt-tất-liệt gọi Marco Polo một thương nhân và là nhà thám hiểm người Ý

đi theo “Con đường tơ lụa” (Route de la soie) ở lại triều đình của Hốt-tất-liệt mười sáu năm, khi về Ý
có viết lại nhiều chuyện về nhà Nguyên trong cuốn “Livre de Marco Polo”.

[23]

Nghĩa là: giết một người khiến cả vạn người khiếp sợ.

[24]

Vua tôi nhà Nguyên thường gọi hai vua Trần (Thánh tông và Nhân tông) một cách hỗn hào là

“cha con Nhật Huyên”.

[25]

Tống Huy tông (1101-1109) được mệnh danh là một vị hoàng đế nghệ thuật của nhà nam Tống.

Ông đam mê vẽ tranh quên cả việc trị nước (theo Wikipedia thì Tống Huy tông trị vì từ 1100 đến
1126 – Caruri).

[26]

Ý nói mới gặp nhau lần đầu mà tình như đã từ xưa.

[27]

Giặc vào theo đường sông Hồng từ Lào Cai (xưa gọi là trại Quy Hóa).

[28]

Sông Đuống ngày nay.

[29]

Chuyện này xảy ra từ thời Chiến Quốc ở nước Tàu. Kể rằng Sở Chiêu vương chạy loạn ra nước

ngoài có người làm thịt dê tên là Duyệt đi theo. Sau Chiêu vương về nước, thưởng cho Duyệt. Duyệt
từ chối không nhận và tâu rằng: Nhà vua mất nước, tôi không được mổ dê, nay nhà vua về nước, tôi
lại được làm nghề mổ dê, tước lộc thế là đủ, còn thưởng gì nữa.

[30]

Chính là cửa Hải Triều nơi gặp gỡ giữa sông Luộc và sông Hồng, nơi có đường thông ra biển.

[31]

Từ cổ xưa Việt Nam đã có phong tục kính trọng người già, khai thác kinh nghiệm và trí tuệ của

người già. Dân gian có tục ngữ: “Gừng càng già càng cay, người già lắm mưu”. Vì vậy từ xa xưa
trong các hương ấp có một tổ chức gọi là Hội đồng Tứ Toát (tương tự ngày nay là Hội đồng cố vấn)
gồm bốn lão ông có đạo đức và có tri thức nhất trong hương ấp tuổi từ 50, 60, 70, 80. Tuổi cao nhất
là Toát nhất. Cụ Toát nhất giữ chức chánh làm tư vấn cho cả Hội đồng, Toát nhì, Toát ba là hai cụ
thay nhau thường trực, Toát tư là chân chạy của Hội đồng. Khi nào cụ Toát nhất viên tịch thì đôn các
cụ kế tiếp lên và chỉ chọn bầu bổ sung cụ Toát tư.

[32]

Lời chiếu này có ghi trong Nguyên sử. Trích theo bản An Nam chí lược của Lê Tắc, quyển hai.

Nguyên văn:
“Đại Nguyên chiếu chế

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.